Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tưởng tượng và viết tiếp truyện lão Hạc khi con trai lão trở về

TƯỞNG TƯỢNG VÀ VIẾT TIẾP TRUYỆN LÃO HẠC KHI CON TRAI LÃO TRỞ 

khoảng 1 trang giấy

mik cảm ơn

3 trả lời
Hỏi chi tiết
227
1
0
Dtct
07/10/2021 11:27:14
+5đ tặng

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghề nông nghèo khổ. Cách đây vài năm vì không có tiền lấy vợ, tôi đã quyết định bỏ đi làm đồn điền cao su mấy năm để kiếm một khoản kha khá về lo cho cuộc sống. Nhưng thật trớ trêu thay, đồn điền cao su hết việc thêm nữa bị bóc lột quá nhiều, không đủ sức làm việc nên tôi quyết định về quê sống gắn bó với đồng ruộng và chăm sóc cha.

Sau khi thu xếp công việc ổn thỏa, tôi trở về quê nhà sau mấy năm xa cách. Quang cảnh làng xóm vẫn thế không có gì thay đổi nhiều, mọi thứ vẫn nguyên vẹn; vẫn là giếng nước gốc đa thân quen. Hít một hơi thật sâu để cảm nhận cái không khí quen thuộc ở nơi mình sinh ra thật sảng khoái. Khi tôi đặt chân vào cửa nhà, điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là thấy nhà cửa không thay đổi nhiều nhưng lại xơ xác, vắng vẻ, đìu hiu. Tôi đi khắp sân vườn tìm kiếm nhưng không thấy bố đâu, không thấy cả Cậu Vàng, nhiều đồ đạc trong nhà bị bám bụi, mạng nhện dăng khắp nhà khiến tôi có chút gì đó lo lắng, bất an. Bỏ đồ đạc gọn vào một chỗ rồi đi dọn dẹp xung quanh cho gọn gàng hơn; tôi dùng số tiền ít ỏi để đi mua đồ về nấu ăn. Cơm nước thịnh soạn vẫn không thấy bố; tôi về đâm ra lo lắng và quyết định đi sang nhà ông giáo - người bạn thân thiết của bố để hỏi thăm.

Ông giáo khi nhìn thấy tôi rất ngạc nhiên pha chút gì đó buồn bã. Tôi gặng hỏi rằng có biết bố mình đi đâu không thì ông giáo ngập ngừng. Tôi linh cảm có chuyện không lành. Ông giáo gọi tôi vào nhà nói chuyện, sau khi tôi ngồi và uống nước, ông giáo từ từ kể lại những chuyện đã xảy ra với cha tôi rằng cha tôi đã sống khổ sở thế nào, ốm đau ra sau, thương tiếc và đau xót khi bán cậu Vàng thế nào; đau xót nhất chính là cảnh bố tôi phải ăn bả chó để tự tử vì đói nghèo và muốn giữ lại căn nhà, mảnh đất cho tôi. Tôi sững sờ, tất cả mọi thứ như sụp đổ trong phút chốc, không dám tin vào sự thật là bố mình đã ra đi mãi mãi. Tôi òa lên khóc nức nở như đứa trẻ con khi ông giáo nói về cái chết đầy thương tâm của bố. Tôi cảm thấy ân hận vì đã bỏ đi làm đồn điền cao su biền biện, không ở bên quan tâm chăm sóc bố, thậm chí là không biết đến cái chết của bố mình; không biết bố đã chịu đau khổ như thế nào trong những ngày cuối đời. Tôi tự dằn vặt, trách móc bản thân. Ông giáo khuyên tôi không nên quá buồn bã mà hãy sống tiếp thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng. Sau khi ông giáo khuyên ngăn, tôi trở về nhà với tâm trạng vô cùng đau khổ.

Nén nỗi đau vào trong, tôi thu dọn nhà cửa gọn gàng. Ngày hôm sau nhờ ông giáo dẫn ra mộ bố, thắp cho bố nén nhang, hứa với bố sống thật tốt. Tôi đau quặn ruột khi nhìn thấy nấm mồ đã xanh cỏ của bố mình giữa nơi cánh đồng lạnh lẽo. Hai hàng nước mắt lã chã rơi trên má, tôi đứng chôn chân hồi lâu, có quá nhiều thứ muốn nói với bố, lời cảm ơn, lời xin lỗi nhưng tất cả nghẹn bứ trong cuống họng không thốt ra thành lời. Tôi chỉ đứng nhìn ngôi mộ đầy xót xa. Tôi nghe theo lời khuyên của ông giáo, người đi thì cũng đi rồi, tôi có đau xót hay dằn vặt thì bố tôi cũng không quay trở lại, tôi phải sống thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng an nghỉ. Sau khi thăm mộ bố trở về, tôi chăm chỉ làm ăn, lao động, sống chan hòa với làng xóm, thay bố tiếp tục cuộc đời còn lại thật ý nghĩa.

Đó là kí ức đau buồn nhất trong cuộc đời tôi, cũng là bài học đắt giá giúp tôi trân trọng cuộc sống hơn. Cho đến bây giờ, khi nghĩ lại những việc đã xảy ra, tôi vẫn có chút đau lòng nhưng đó là bài học mà tôi luôn khắc ghi để sống tốt từng ngày.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
huynhdepzaiii
07/10/2021 12:59:16
+4đ tặng

Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.

Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.

Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu.

Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo.

Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính:

- Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy?

- Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói:

- Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ?

Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói:

- Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sống một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá

- Tôi tự dằn vặt bản thân mình.

Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về.

Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chế được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ.

Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả.

1
0
Nguyễn Thị Hoài ...
07/10/2021 14:35:22
+3đ tặng
  1. Bố ơi ! Bố !
    Thằng con Lão Hạc dắt díu một con vợ và 2 đứa con về. Hét ầm cả bên nhà cũ. Biết thằng con đã về, tôi vội vã chạy sang:
    - Kìa ! Mày đã về đấy hả? Tao mong mày bao lâu nay !
    Vừa nhìn thấy tôi, mắt nó đã sáng bừng lên:
    - Kìa ông giáo, lâu lắm không gặp, ông đã ko còn sung sức như ngày xưa nữa sao. Thế thầy cháu đi đâu rồi ạ ?
    Nhắc đến đây. Tôi mới nhớ ra, buồn rầu lảng chuyện:
    - Ừ ! Thời gian đâu có tha cho một ai. Mà thôi mày vừa mới về tới đây. Nghỉ đi cho đỡ mệt đã rồi tao kể cho mà nghe. Mày đi được khoảng 1 năm thì bố mày chết đi. Một cách rất thê thảm... Rồi tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện và sự đau khổ, nhẫn nhục của lão Hạc trước khi chết cho nó nghe và chốt lại một câu cuối mà tôi đã giữ trong lòng bấy lâu nay 1 cách nhấn mạnh hết sức:
    "ông thà chết chứ ko chịu bán đi 1 sào "



     HÃY ĐĂNG BÀI BẰNG SỰ CHÂN THÀNH

     Nếu bạn đăng câu hỏi kèm NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ LÀM ĐƯỢC, bạn sẽ nhận được những chia sẻ TẬN TÌNH
     Nếu bạn đăng câu hỏi chỉ kèm MỘT LỜI NHỜ VẢ, người khác sẽ trả lời một cách NGẮN GỌN
     Nếu bạn chỉ đăng câu hỏi và KHÔNG NÓI GÌ THÊM, người khác cũng sẽ CHẲNG CẦN PHẢI LÀM GÌ CẢ
     Nếu bạn thiếu ĐỘNG LỰC trong cuộc sống. Hãy xem bài viết NÀY



    chuotnhatthuydungburatino, 18 Tháng chín 2009
    #2

  2. congchuabongbong_thuydungGuest

     

    Câu truyện của mình viết về tương lai con trai thân yêu của lảo Hạc, về một tương lai tươi sáng sau khi đi cao su về cùng với vợ và cậu con trai 7 tuổi của hắn.
    Khi đã giàu có và lấy được người vợ trở về, con trai lão Hạc đã trở về mong ước được gặp người bố thân yêu.Nhưng không ngờ một chuyện khủng khiếp đã sảy ra, người cha già cùng với con chú chó Vàng đã không còn nữa.


     HÃY ĐĂNG BÀI BẰNG SỰ CHÂN THÀNH

     Nếu bạn đăng câu hỏi kèm NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ LÀM ĐƯỢC, bạn sẽ nhận được những chia sẻ TẬN TÌNH
     Nếu bạn đăng câu hỏi chỉ kèm MỘT LỜI NHỜ VẢ, người khác sẽ trả lời một cách NGẮN GỌN
     Nếu bạn chỉ đăng câu hỏi và KHÔNG NÓI GÌ THÊM, người khác cũng sẽ CHẲNG CẦN PHẢI LÀM GÌ CẢ
     Nếu bạn thiếu ĐỘNG LỰC trong cuộc sống. Hãy xem bài viết NÀY



    congchuabongbong_thuydung, 18 Tháng chín 2009
    #3

  3. phamminhkhoiGuest

     

    Đây là bài viết của tớ hồi lớp 8 (còn giữ lại)- còn một đoạn ở trên nữa nhưng tơớbị lạc phần đó

    Đến giờ tính từ ngày ấy là vừa chẵn 20 năm

    Xiết bao biến cố xảy ra tôi mới lại trở về quê nội. Cách mạng thành công: bệnh tật, đói nghèo, ngu *** đã bị đẩy lùi. Làng trên xóm dưới người còn, người mất. Tôi cố lần di từng nhà một, mong tìm được chút vết tích gì của ngày xưa...


    Nhà ông giáo hồi nào vẫn còn nơi cũ. ông đã gìa lắm rồi: giọng nói đã nghe đùng đục . Được cái ông rất tỉnh. Nghe tôi kể lại chuyện, ông cười khùng khục một tràng dài:

    _ Thế ra lâu nay anh bỏ đi du kích mà tôi không có hay. Không tỉm ra ai cũng phải Hồi tản cư người làng này tản đi bốn phương hết, hoạ hoằn lắm mới có người về. Còn người ở lại thgì cũng đủ thảm. Anh Binh Tư đó, cũng làm du kích, đánh hăng lắm, mấy hồi lên chiến khu đến giờ cũng không được tin gì nữa. còn thầy anh...

    Nói đến đây giọng ông giáo đờ lại. Mắt ông ngân ngấn hai giọt nước đục ngầu. ông khóc, khóc thiệt sự. Giọng ông run run, muốn nói mà không ra tiếng. Tôi vội cúi xuống đỡ lấy hai bàn tay xương xuơng của ông:

    _ Dạ, con biết, con biết thầy đã không giữ được mảnh vườn của thầy con. những giữ làm gì hở thầy, có làm gì đâu, giữ lại rồi mai cũng phải đem đổi lấy tiền thóc gạo. Giữ làm gì, khi còn những người cùng quẫn hơn ta...

    Bên tai tôi văng vẳng một câu nói mà tôi nghe bên ngoài đồn lại " Ông cụ ấy thà chết chứ không chịu bán đi đến một sào"
    Last edited by a moderator: 18 Tháng chín 2009


     HÃY ĐĂNG BÀI BẰNG SỰ CHÂN THÀNH

     Nếu bạn đăng câu hỏi kèm NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ LÀM ĐƯỢC, bạn sẽ nhận được những chia sẻ TẬN TÌNH
     Nếu bạn đăng câu hỏi chỉ kèm MỘT LỜI NHỜ VẢ, người khác sẽ trả lời một cách NGẮN GỌN
     Nếu bạn chỉ đăng câu hỏi và KHÔNG NÓI GÌ THÊM, người khác cũng sẽ CHẲNG CẦN PHẢI LÀM GÌ CẢ
     Nếu bạn thiếu ĐỘNG LỰC trong cuộc sống. Hãy xem bài viết NÀY



    phamminhkhoi, 18 Tháng chín 2009
    #4

  4. ngocthinhdanGuest

     

    Sau khi đi xa trở về ,anh con trai đã trở thành một ông chủ giàu có.Anh đã có một người vợ xinh đẹp và một cô con gái xinh xắn.Vừa về tới quê ,anh chạy ngay về nhà.Trên đường về anh gặp Binh Tư. Ông ta nói Lão Hạc đã chết rồi.Nghe tin anh con trai buồn rầu ,xót xa.Chạy ngay về nhà...anh ta thấy bàn thờ của cha hương khói nghi ngút.đúng lúc đó , ông giáo chạy sang.Ông giáo mừng rỡ vì anh đã về.Ông liền nói:
    - Trời ạ ! cháu đã về đấy ư? Hom nay là ngày giỗ của ông cụ. Chắc cha cháu vui lắm khi biết cháu đã về!
    Anh con trai đau buồn,nói với ông Giáo:
    - Cháu đi xa lâu ngày mới về nên không biết sự tình của thầy cháu ra sao! Mong babcs hãy kể đầu đuôi câu chuyện cho cháu.
    ông giáo kể lại cho anh con trai nghe chuyện của Lão Hạc.Ông vừa kể ,vừa ngập ngùi vì cái chết của Lão Hạc .
    Sau khi nghe chuyện anh con trai cảm thấy thật có lỗi...và từ đó anh không đi xa nữa. Mà ỏ lại quê nhà làm ăn và lo bàn thờ hương khói cho cha


     HÃY ĐĂNG BÀI BẰNG SỰ CHÂN THÀNH

     Nếu bạn đăng câu hỏi kèm NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ LÀM ĐƯỢC, bạn sẽ nhận được những chia sẻ TẬN TÌNH
     Nếu bạn đăng câu hỏi chỉ kèm MỘT LỜI NHỜ VẢ, người khác sẽ trả lời một cách NGẮN GỌN
     Nếu bạn chỉ đăng câu hỏi và KHÔNG NÓI GÌ THÊM, người khác cũng sẽ CHẲNG CẦN PHẢI LÀM GÌ CẢ
     Nếu bạn thiếu ĐỘNG LỰC trong cuộc sống. Hãy xem bài viết NÀY



    ngocthinhdan, 18 Tháng chín 2009
    #5

  5. nhungpro_196Guest

     

    Mình sẽ viết tạm:
    5 năm sau...
    Cách mạng tháng Tám nổ ra, đồn điền của bọn chủ bị quân đội ta phá. Tôi được về quê. Vừa đến cổng làng tôi đã rớm nước mắt. Hình như nơi đây không có sự thay đổi nào cả, tất cả...vẫn thế...
    Trước mắt tôi hiện ra hình ảnh một người cha già có đôi mắt hiền hậu, có giọng nói ấm áp tình người,... Tôi chạy vội vào trong nhà. Cảnh vật sao hoang sơ quá! Không tìm thấy cha, tôi vội chạy sang nhà ông giáo. Ông giáo giờ đõa già hơn trước, thấy tôi, ông đứng sững lại:
    - Cậu... cậu... đã về rồi đó hả?
    - Con chào ông, con đã về rồi đây ạ. Ông giáo ơi cho con hỏi, thầy con đâu ạ?
    -... -Ông giáo không nói gì, đôi mắt thẫm buồn nhìn tôi. Rồi ông giáo lẳng lặng dẫn tôi đến góc vườn nhà...
    - thầy cậu... đã... mất rồi...
    tôi sững người, choáng váng. Tôi ngã xuống mộ cha, rồi nức nở:
    - Thầy ơi... thầy... Tại sao chứ? Tại sao thầy lại ko chờ con về chứ... Con hối hận lắm, hối lắm thầy ơi... Tại sao thầy k.o sống để nhìn con, con đã lớn khổn rồi đây, con về để trả ơn thầy đây3. Nhưng thầy ko sống, com biết trả ơn ai?...
    ông giáo ngôi xuống đỡ tôi đứng dậy, nói:
    -Thôi cậu đừng thế nữa. Cụ thân sinh ra anh đã quyết tâm để lại cho anh mảnh vườn này. Cụ thà chết chứ ko chịu bán đi một sào. Bây giờ anh đã lớn và có tí nghiệp hãy cố gắng mà làm ăn, để cụ ở dưới suối đc yên lòng. Cuộc đời anh còn dài...

    Còn tiếp

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k