Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Văn chương là một sản phẩm tinh thần mang tính sáng tạo cao, phản ánh những tâm tư tình cảm, quan điểm, tư tưởng của một con người về thế giới và xã hội xung quanh, đồng thời nhân đó bộc lộ cả tam quan, tâm hồn của một con người. Từ ngàn đời nay văn chương đã xuất hiện như là một phần thiết yếu của lịch sử loài người, phản ánh nền văn minh của nhân loại, nhưng cho dù là văn học của bất kỳ nền văn hóa, chế độ, thể loại, hay thời kỳ lịch sử nào văn học vẫn luôn mang trong mình một đặc điểm chung nhất ấy là gắn liền với tình thương của cá nhân theo những mức độ khác nhau.
Văn học ở đây chỉ một phạm trù rộng lớn bao gồm các tác phẩm văn chương ở nhiều thể loại ứng với từng thời kỳ và sự phát triển của nhân loại như thơ, từ, ca, phú, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, văn chính luận, biền ngẫu, sử thi, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, thành ngữ,… do một cá nhân hay tập thể sáng tạo ra với mục đích chính là để bộc lộ các khía cạnh của tâm hồn cá nhân, mang những ý nghĩa nhân văn, đạo đức, giáo dục con người, phục vụ cho hoạt động chính trị, quân sự, hoặc đơn thuần là thú vui tao nhã của bậc cao nhân mặc khách. Văn học chủ yếu nhất vẫn là được lưu truyền bằng hình thức ghi chép lại, nhưng cũng có một số thể loại văn học dân gian thì được truyền miệng qua nhiều đời, chính vì vậy phần nội dung thường có nhiều những biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng văn chương là một tập hợp những kho tàng tri thức vô tận của con người, là nơi lưu giữ những bộ óc nghệ thuật và sáng tạo nhất, hãy tưởng tưởng rằng thế giới này nếu không có văn chương có lẽ sẽ buồn chán và ảm đạm lắm, bởi con người sẽ nhanh chóng quên mất lịch sử gốc gác của mình, cũng không biết được những nét đẹp truyền thống văn hóa của cha ông, đồng thời cũng chẳng thể mở rộng tầm nhìn cá nhân, học hỏi kiến thức thông qua những cuốn sách vĩ đại. Có thể nói rằng chính văn chương đã đem đến cho con người và thế giới một cuộc sống đa dạng và phong phú hơn.
Tình thương có thể hiểu một cách đơn giản đó là thứ tình cảm xuất phát từ tâm hồn của mỗi con người đối với các sự vật hiện tượng và những người xung quanh mình, nó bao gồm các thứ tình cảm như tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên cuộc sống, tình cảm gắn bó, trân trọng đối với gia đình, người thân, tấm lòng nhân ái, trắc ẩn giữa con người với con người, sự bao dung thấu hiểu lẫn nhau,… Chung quy lại tình thương tức là chỉ tất cả những thứ tình cảm mang tính tích cực, khiến con người ta có ánh mắt bao dung trìu mến và thấu hiểu thêm được những giá trị trong cuộc đời, từ đó hướng đến của một xã hội nhân văn, một tâm hồn cao cả hơn, thúc đẩy con người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, đạo đức hơn.
Văn học chỉ thực sự là có ý nghĩa khi bản thân nó bao hàm được những tình thương, và có tác động tích cực tới tư tưởng tình cảm của độc giả, và từ ngàn đời nay chưa khi nào người ta thấy văn học tách rời khỏi yếu tố tình thương. Trước hết nói về văn học với tình yêu quê hương, đất nước, đây có thể xem là một trong những nội dung và là chủ đề xuyên suốt trong văn học dân tộc Việt Nam từ thời trung đại cho đến tận ngày hôm nay. Ví như trong văn học trung đại, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tình yêu quê hương, đất nước, thể hiện qua tư tưởng độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc và lòng căm thù giặc sâu sắc xuất hiện trong hàng loạt các tác phẩm như: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan,… và cả trong nhiều bài thơ khác nữa của Nguyễn Trãi ta đều thấy rất rõ điều ấy. Trong văn học hiện đại, giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ diễn ra ác liệt, thì các tác phẩm văn chương nói về đề tài yêu nước và chống giặc ngoại xâm lại càng nở rộ và rực rỡ hơn bao giờ hết. Về các tác phẩm thơ có thể kể đến Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, Từ ấy, Việt Bắc của Tố Hữu,… thể hiện tinh thần chiến đấu chống giặc cứu nước của bao thế hệ thanh niên. Hoặc các bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, Nói với con của Y Phương thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, con người thông qua những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Về văn xuôi có thể kể đến các tác phẩm như Làng của Kim Lân, Đôi mắt của Nam Cao, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài,… và nhiều các tác giả khác nữa đều thể hiện rất đậm đặc một nội dung ấy là lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chí quyết tâm chống giặc mạnh mẽ của những con người anh hùng trên mảnh đất hình chữ S. Một số các tác phẩm khác thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua việc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương của con người lao động ví như: Quê hương của Tế Hanh, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Tùy bút Sông Đà, ký Cô Tô của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường,…
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |