Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thời gian không đi một mình, nó đi cùng với sự lãng quên. Nhưng thời gian cũng chính là thứ nước rửa ảnh để làm nổi bật lên những tác phẩm hay độc đáo. “Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn bất kì lĩnh vực nào khác”. Hay nói như Leonin Leonop : “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”.
Sekhop đã từng nói: “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ”. Sáng tạo luôn là tiêu chí hàng đầu của bất kì tác phẩm nào. Một chỉnh thể nghệ thuật phải mang những dấu ấn cá nhân riêng không chỉ vì sáng tạo là bản chất văn học. Mà hơn hết nó còn vì người đọc, vì những khát vọng muốn bất tử hóa tác phẩm nơi nhà văn, nhà thơ. Tuy nhiên Leonit Leonop đã chỉ ra một tác phẩm lí tưởng chỉ dừng lại ở việc “khám phá” hay “phát minh” là chưa đủ. Nó chỉ trở nên hoàn chỉnh khi nhà văn, nhà thơ đổi mới những nội dung và đồng thời cũng chính họ tìm cho những nội dung ấy một hình thức thật lạ, thật phù hợp. Như vậy câu nói của Leonit Leonop không chỉ đề cập đến yêu cầu tất yếu : sự sáng tạo mà nó còn nhắc nhiều đến mối quan hệ không thể tách rời giữa hình thức và nội dung.
Mỗi sự vật tồn tại trên đời đều mang những giá trị riêng biệt. Văn học hiện diện trong cuộc sống như một kẻ nâng giấc tâm hồn người bằng những tác phẩm độc đáo về nội dung và mới mẻ về hình thức. Bởi lẽ bản chất của văn học là sáng tạo. Văn học là một trong những hình thái nghệ thuật phản ánh đời sống “Cuộc đời là điểm nơi xuất phát và nơi hướng tới của văn học” (Tố Hữu). Nếu các nhà khoa học lấy mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu là nhằm đạt đến chân lí khách quan biểu thị qua những định lý, định luật mang tính khuôn mẫu, là nguyên tắc chung thì các nhà văn không vậy. Họ phải tìm trong hiện thực cuộc sống bộn bề những vấn đề cá biệt mang tính bản chất và phản ánh tất cả vào trong tác phẩm thông qua những hình thức nghệ thuật riêng với quan điểm riêng mình. Văn học không thể tạo ra hình thức sản xuất có tính dây chuyền, không phải là sản xuất hàng loạt. Tác phẩm văn học là một ảo ảnh của hiện thực. Nó phản ánh cuộc đời bằng ngôn từ nhưng những gì nó gửi gắm đến ta không hề trùng khít với hiện thực. Mà hình ảnh cuộc sống trong tác phẩm là hình ảnh của hiện thực dã đi qua một điệu hồn, một tư tưởng để in dấu ấn đậm chất cá thể, “càng độc đáo càng hay”. Mà như Xuân Diệu đã từng nói :”Chỉ có những tâm hồn đồng điệu chứ không thể có những con người là phiên bản của nhau. Bởi vậy sáng tác văn học từ trong bản chất là một hoạt động mang tính cá thể. Cho nên tác phẩm văn học trước hết là một thế giới mới được tạo lập từ những tâm tư riêng biệt, từ những sáng tạo của người nghệ sĩ.
Tuy nhiên “Người đọc tìm đến nhà thơ là để đòi hỏi cách sống, không phải chỉ hỏi lí tưởng như một nhà triết học, mà hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nh, cách giận, cách ghét như một người yêu” (Chế Lan Viên). Và “Khi một nhà văn mới xuất hiện, ta sẽ đặt ra một câu hỏi rằng liệu anh ta có thể mang đến cái gì mới cho ta” (Lev Tonxtoi)? Người đọc vì thế luôn là một điều trăn trở cho bất kì nhà văn, nhà thơ mang khát vọng bất tử hóa tác phẩm. Bởi người đọc trước khi tìm đến văn học thì họ là bản thể của những cảm xúc và suy nghĩ riêng. Họ hoàn toàn có thể nhìn và đón nhận cuộc sống bằng những cách cảm nhận sâu sắc của riêng mình. Vì vậy họ tìm đến văn học không phải là họ tìm đến những điều mà họ đã trông nghe mắt thấy. Họ cũng không chờ đợi những áng văn, thơ trùng lập nhau về tư tưởng, tình cảm hay giống nhau về hình thức triển khai. Họ cần những nhân vật, tình huống, chi tiết trong văn chương hay thơ ca gọi cho những cách nhìn, cảm xúc mới mẻ về cuộc sống. Họ gửi gắm vào văn học những khát vọng được hóa thân vào những vai diễn mới, sống nhiều cuộc đời của nhiều nhân vật để được trải nghiệm cuộc sống trong từng thời đại và không gian khác nhau - nơi mà họ chưa từng và sẽ không bao giờ tới được. Một tác phẩm muốn sống bền thì phải mang đến cho người đọc được những sự sáng tạo về nội dung lẫn hình thức. Như vậy có thể khẳng định người đọc chính là động lực thôi thúc những cái riêng của nhà thơ, nhà văn trổ mình.
Thế nhưng văn học không chỉ muốn dừng lại ở cái bóng mang tâm tư của nhà văn/nhà thơ lảng vảng trong trần thế. Hơn vậy, nó mong muốn vươn mình trở thành những người hộ mệnh cho người đọc. Sứ mệnh của những người hộ mệnh văn học là phải “tố cáo và thay đổi thế giới giả dối tàn ác” (Thạch Lam), “truyền thổi vào giữa tâm hồn người đọc niềm tin vào cuộc sống, một tình yêu bát ngát đối với cuộc sống“ (Nguyễn Minh Châu). Nhưng văn học muốn tác động và những mảng tâm hồn sâu kín của độc giả thì trước hết nó phải có một đời sống riêng, một cá thể khác biệt. Đến đây nhiều người sẽ phản bác rằng : Nếu chạy theo những dị bản thì văn học phải chăng đang mang đến cho các tác phẩm của mình sự thoát ly hay lãng quên ? Và thế giới của những điều khác lạ chính là chốn thần tiên? Không những điều mới mẻ ở đây là những thái độ và cách đánh giá về hiện thực cuộc sống đầy tính cá thể của nhà văn, nhà thơ. Bề dày lịch sử văn học thế giới đã tạo dựng được hàng loạt những khám phá riêng ấy. Song điều đó không có nghĩa là nghệ sĩ được phép lùi bước sáng tạo. Nhà thơ có thể “lật đổ cái án cũ” hay “các anh có thể học tập tất cả nhà văn có phong cách điêu luyện nhưng các anh hãy tìm lấy nốt nhạc cho riêng mình” (Maxim Gorki). Và cũng chỉ có những gì mới lạ nhất, tinh xảo nhất được chọn lọc bởi chính nhà văn mới khiến người đọc kẻ ngẩn ngơ, người bâng khuâng, mơ hồ những cảm xúc không dám nói. Hay nói cách khác, chỉ những điều mới lạ mới tác động cùng họ, hành động cùng họ, bảo vệ họ khỏi những điều xấu xa tàn nhẫn để đưa họ đến những lẽ sống cao đẹp ở đời. Những điều nhỏ nhen, tầm thường chưa bao giờ thu hút hay tác động được tới người đọc. Vì vậy tác phẩm nghệ thuật ra đời trong sự sáng tạo một cách tự nhiên. Điều này đã trở thành bản chất của văn học cũng là nhiệm vụ mà bất kì người nghệ sĩ chân chính nào cũng phải hoàn thành.
Tuy nhiên, Leonit Leonop còn nhấn mạnh về “nội dung” và “hình thức”. Như vậy có thể nói sự sáng tạo là những cái nhìn mới mẻ là chưa đủ để tạo nên một chỉnh thể thực sự hoàn chỉnh. Bởi lẽ trong sự tồn tại của văn học có một sự tồn tại không thể tách rời của nội dung và hình thức. Nội dung được biết đến là những tình huống, chi tiết diễn biến bên trong tác phẩm. Tất cả đều nhằm mục đích chuyển hóa tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tuy nhiên người đọc lại tiếp nhận chúng qua phương tiện là ngôn ngữ. Hình thức vì vậy có thể biết đến là các biện pháp nghệ thuật, các từ ngữ được tác giả sử dụng để truyền đạt ý nghĩ của mình. Vì vậy nếu nội dung hay mà ngôn từ sáo rỗng, cao siêu, khó hiểu thì cũng chẳng thể truyền đạt được gì đến với người đọc. Ở chiều ngược lại nếu hình thức cầu kỳ không phù hợp với nội dung thì những chữ trên bề mặt tác phẩm chẳng khác gì là chữ vẽ rồng múa phượng. Chỉ khi nội dung tìm được một hình thức phù hợp với nó thì từng con chữ mới đi sâu vào người đọc, từng tư tưởng và tình cảm của tác phẩm mới vững bền với thời gian. Như vậy sự sáng tạo của nhà văn lí tưởng hơn cả vẫn là sự “sáng tạo về hình thức và khám phá về nội dung”.
Ai đó đã từng nói rằng nỗi nhớ thường sẽ gắn với một kỉ niệm hoặc một kí ức hào nhoáng nào đó. Với tôi, tôi vẫn nhớ Nguyễn Tuân với những trang viết chắt chiu từng hạt bụi vàng của đời sống, với những câu chữ hoa mỹ, cầu kỳ đôi lúc đến khó hiểu và với cái “ngông” trên từng bước nhịp lời văn của ông.“Cái ngông” ấy không phải khiến người ta lệch lạc đi, tha hóa đi. Cái ngông của Nguyễn Tuân là phải ném ra cuộc đời một lối sống khác người. Tuy nhiên nếu cái ngông xưa cũ cứ đào, cứ xới, cứ tìm về những vỏ trầm tích phong kiến xưa thì cái ngông của những năm tháng sau này đã tìm được địa hạt thuộc về mình. Đó là thiên nhiên và cuộc sống con người lao động bình dị của quê hương đất nước. Đến với tùy bút Người lái đò sông Đà, người ta thấy được cái ngông ấy đã tạo nên một sự đột phá trong việc miêu tả vẻ đẹp của người lái
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |