Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ những suy nghĩ của Thúy Kiều trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu" ngày nay

Giúp câu a b c 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
CÂU 1: Trong đoạn trích Kiều ở
lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du
viết:
"Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó
giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Câu a: Đoạn trích trên nằm ờ
phần nào của "Truyện Kiều"?
Tại sao dân gian lại quen gọi
"Đoạn trường tân thanh" là
"Truyện Kiều"?
Câu b: Giải nghĩa thành ngữ
"Quạt nồng ấp lạnh"? Những suy
nghĩ của Kiều về cha mẹ đã thể
hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn
nàng?
Câu c: Từ những suy nghĩ của
Thúy Kiều trong đoạn trích, em
có suy nghĩ gì về chữ “hiếu"
ngày nay?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.511
26
8
Bngann
08/10/2021 09:34:44
+5đ tặng
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
8
Hùng Nguyễn
08/10/2021 09:38:48
+4đ tặng

Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống bất hiếu với cha mẹ. Thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi hoặc bị giết chết được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo. Chẳng hạn như: “Phan Minh Mẫn ở Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, đang là sinh viên, ngày 9-11-2009, khi từ trường về nhà Mẫn nhìn thấy ông Phan Thế Tuyên (cha Mẫn) đang say rượu nằm ngủ dưới nền nhà. Mẫn cắm dây điện vào ổ điện rồi chích vào người cha mình gây co giật cho đến khi chết hẳn” Hay “Nguyễn Thế Triều, Tiền Giang, ngày 29/8/2012, trong lúc cãi vã với mẹ. Triều tức giận đã chạy xuống bếp lấy con dao chém mẹ của anh ta khiến nạn nhân tử vong tại chỗ”. Hơn nữa, mới đây, dư luận rất bất bình khi chứng kiến “Vũ Anh Hào khi xây được nhà mới, anh ta đuổi mẹ ra khỏi nhà" Hay “siêu mẫu Ngọc Thúy chửi mắng bố mẹ và đuổi ra khỏi nhà”

Quả thật, nói tới Chữ Hiếu trong xã hội ngày nay, chúng ta không khỏi băn khoăn lo lắng. Nền đạo đức bị suy đồi, con người bị cuốn hút vào chủ nghĩa thực dụng. Họ coi của cải vật chất và tiền bạc là “số một”. Vì thế, vấn đề chăm sóc cha mẹ già trở nên gánh nặng, nói gì đến Chữ Hiếu. Nhiều cha mẹ phàn nàn: “Nuôi dạy con nên người, khi đủ lông đủ cánh, chúng đã quay lưng ngay không còn nghĩ tới đấng sinh thành”. Thực trạng trên đang là tiếng chuông báo động về sự bất hiếu, đặc biệt đối với giới trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Bất Hiếu và tha hoá đạo đức của giới trẻ, nhưng chung quy lại, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.

Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và Bất Hiếu với cha mẹ.

Hơn nữa, sự khác biệt giữa hai thế hệ: già trẻ, giữa hai quan niệm sống: xưa và nay, của cha mẹ và con cái. Việc giữ lòng hiếu thảo đôi khi cản trở công việc làm ăn. Xã hội hiện nay đề cao thái quá tính độc lập của cá nhân, nên có cha mẹ già coi như một “gánh nặng”. Cũng chính tuổi già của cha mẹ làm thay đổi tính nết: dễ cảm, hay tủi hờn, chấp nhất, sinh ra khó tính, làm cho con cháu khó chịu, dẫn đến tình trạng khinh thường ông bà. Trường hợp con cái khá giả thường phải giao tiếp khách làm ăn lớn, có mặt của cha mẹ là một trở ngại. Vì thế, gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão, hay đưa về quê; mỗi tháng gửi cho ông bà ít tiền, thế là xong. Trường hợp ngược lại, càng nảy sinh những phức tạp, những đau khổ hơn cho cha mẹ. Vì gia đình túng bấn, con cái tức giận, trút những bực tức bằng cách: đánh con, mắng vợ, chửi chó, mắng mèo… Còn biết bao cảnh đau lòng cho cha mẹ, nảy sinh tự ti mặc cảm, đau buồn. Có lúc các ngài than thầm, khóc vụng, tủi cho số phận.

“Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II. Thế mà ngày nay, trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít dạy con về sự kính trên nhường dưới và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần là do học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có khi là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên… Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với những người ảo trên mạng game online. những thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích sẽ dẫn tới thờ ơ với cha mẹ và những người xung quanh, đó là một hệ quả không tránh khỏi”.

Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên: “Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng dường như nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy con phải kính trên nhường dưới. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Một số cha mẹ sống bất hiếu với ông bà nên con cái cũng bắt chước theo. Người xưa thường nói: “Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”.

Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quan tâm đến mọi người và tích cực phục vụ cho xã hội. Thế mà ngày nay, trong một số trường học, người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân cho qua lần chiếu lệ.

Dường như câu “Tiên học lễ hậu học văn” chỉ còn là câu nói, thực tế nhà trường chưa áp dụng vào đó để dạy học sinh. Đúng ra một người học sinh trước tiên phải học lễ phép, sau đó mới học kiến thức, nhưng vấn đề này, nhà trường đang bỏ ngỏ.
xin 5 sao ạ, hứa trả đủ

13
4
Dương Thiên Ngân
08/10/2021 09:38:52
+3đ tặng
a)
- Nằm ở phân II: Gia biến và lưu lạc 
- Về tên gọi: Dân gian quen gọi “Đoạn trường tân thanh” là “Truyện Kiều” vì: Truyện viết về cuộc đời nhân vật chính là Thúy Kiều, đồng thời gọi như vậy sẽ dễ nhớ.
b)
Giải nghĩa thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”: Mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ chỗ nằm đã ấm sẵn.
=> Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×