Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nhận xét và quan điểm của em trong tình huống bé Hồng không được gặp mẹ trong văn bản "Trong lòng mẹ"

Nêu nhận xét và quan điểm của em trong tình huống Bé Hồng ko đc gặp mẹ Trong văn bản "Trong lòng mẹ"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
143
2
1
Nguyễn Nguyễn
08/10/2021 19:10:12
+5đ tặng
Nguyên Hồng là một nhà thơ đã có nhiều những đóng góp lớn trong sự nghiệp văn học, và nhiều tác phẩm của ông đã để lại những giá trị to lớn cho người đọc, tiêu biểu đó là trong tác phẩm trong lòng mẹ tác giả đã thể hiện rõ và chi tiết được nhân vật bé Hồng.

Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng đã kể lại những hình ảnh và chi tiết đặc sắc trong tình yêu thương của cậu bé đối với mẹ của mình, những hình ảnh được đan xen trong tác phẩm đã thể hiện được rõ ràng và chi tiết trong tác phẩm của mình, những hình ảnh đó đã để lại cho chúng ta những người đọc tác phẩm có những suy nghĩ sâu sắc và vô cùng thấu hiểu về nhân vật Hồng, nhân vật Hồng đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, từ một cậu bé rất đáng thương cha mất sớm, chỉ sống với người mẹ của mình nhưng rồi hoàn cảnh đưa đẩy, mẹ cậu là một người cũng phải chịu nhiều đau đớn, một cuộc đời của Hồng và mẹ trải qua những đau đớn khi cha của Hồng mất đi, mẹ Hồng bị mọi người ruồng bỏ, nhưng rồi không chịu được những áp lực gia đình nhà chồng mà mẹ Hồng đã phải bỏ nhà ra đi nơi khác kiếm sống bỏ lại Hồng ở lại đây.


 
Hình ảnh đó đã làm cho Hồng đau đớn khi người mẹ của mình không còn ở bên cạnh mình nữa, những đau đớn khi phải xa người mẹ của mình, nhưng rồi cậu cũng thấu hiểu hiểu được tình yêu của mình dành cho mẹ là vô bờ bến, những đau đớn mà mẹ phải gặp phải thật xót xa những hình ảnh đó đã làm cho cậu bé này có thêm động lực sống, ngày qua ngày Hồng sống với bà cô độc ác, bà ta dùng những lời nói làm cho trái tim của cậu bé này thật đau đớn xót xa, những hình ảnh đó đã mang trong cậu những hoài niệm lớn khi tình yêu mà cậu dành cho người mẹ của mình không có gì có thể thay đổi được, những đau đớn đó làm cho Hồng tủi hổ hơn, nhiều những chi tiết mà thể hiện được tấm lòng của Hồng đối với mẹ là vô cùng lớn lao, nhưng điều đó đã tác động sâu sắc đến con người của Hồng.

Những lời nói chua cay độc ác, nhằm tác động đến cậu bé này là người mẹ của cậu rất xấu thì cậu lại chỉ đau đớn và xót xa cho những hoàn cảnh như vậy, tình yêu thương của cậu với mẹ của mình không chỉ vì mấy lời nói độc ác của bà cô mà có thể thay đổi được, nỗi đau mà cậu bé phải đối mặt đó là những lời hỏi của bà cô: Hồng mày không vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày sao, mẹ mày bây giờ giàu có lắm không còn như trước đau, những lời cặn hỏi đó đã làm cho Hồng thêm đau đớn xót xa những nỗi xót xa đó tác động sâu sắc đên Hồng, một cậu bé nhưng đã mang trong mình những trái tim sắt đá những nỗi niềm đó khắc họa sâu sắc qua con người của Hồng, những hình ảnh đó tác động lớn đến những nỗi niềm sâu thẳm nó mang trong trái tim cậu bé này những hoài niệm và đau thương cho người mẹ của mình, cậu hiểu được tại sao người mẹ phải ra đi, những đau đớn này đã rày xé lấy tâm hồn của cậu.

Cậu bé đã thấu hiểu được những gì mà mẹ mình đã phải trải qua, giờ đây khi cậu đã đủ để hiểu được những điều đó thì những lời nói của bà cô độc ác đó không làm cho cậu ngừng thương nhớ và yêu quý người mẹ của mình, những hành động của bà cô chỉ làm cho cậu thấu hiểu được mẹ mình thật đáng thương, những hành động đó đã cho thấy cậu là một người con vô cùng có hiếu yêu thương mẹ của mình, những điều đó đã tạo nên những điều rất tuyệt vời và vô cùng đáng quý. Nhiều những hình ảnh khác cũng thể hiện rất chi tiết và rõ những điều đó, những mong muốn mà tác giả đã thể hiện mang những hình dáng của những tấm lòng vị tha bao dung và thấu hiểu được tấm lòng của người mẹ.

Khi Hồng luôn mong nhớ về người mẹ của mình, cậu tin rằng mẹ mình sẽ trở lại, điều đó thật đúng khi trái tim của người con lúc nào cũng hướng tới mẹ, một trái tim của người con đã thấu hiểu được những điều mà mẹ mình đã phải làm để có một cuộc sống tốt hơn, trong chi tiết tác giả nhìn thấy mẹ mình mờ ảo từ xa, nhưng trực giác đó thật đúng, khi cậu nhìn thấy mẹ mình thì đó là những điều rất tuyệt vời, những điều đã để lại bao nhiêu những rung động thiết tha bởi trong trái tim của Hồng mẹ sẽ quay trở lại, khi nhìn thấy mẹ cảm xúc của Hồng đã thay đổi, Hồng hiểu được những nỗi đau đó của mẹ mình, những nỗi đau đó thầm kín và sâu sắc thấm đẫm trong lòng của người con này, chạy ra ôm mẹ trái tim nghẹn đứng.

Hình ảnh đó đã đủ để chúng ta thấy được những điều rất lớn lao trong tâm hồn của người, chi tiết đã thể hiện được điều đó là những hành động và nó vang vọng đến tâm hồn của người, những hành động của một người có nhiều yêu thương, tình cảm của Hồng đối với mẹ mình là vô bờ bến nó mang dáng vóc của một con người có trái tim nồng hậu và thấu hiểu.

Trong lòng mẹ đã thể hiện rõ tình cảm của cậu bé Hồng đối với người mẹ của mình, những hình ảnh đó đã thể hiện Hồng là một người có tấm lòng yêu thương mẹ của mình vô bờ bến, và bao dung nhân hậu trước hoàn cảnh sống khó khăn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
danh
08/10/2021 19:12:09
+4đ tặng

Nếu ai hỏi tôi: Tình cảm nào thiêng liêng cao đẹp nhất? Tôi xin trả lời là tình mẫu tử! Nếu ai hỏi tôi: Nhà văn Việt Nam nào viết về tình mẫu tử đẹp nhất? Tôi xin trả lời là Nguyên Hồng! Có phải chăng vì Nguyên Hồng là một người con thương mẹ tha thiết, nên ông đã nổi tiếng khi viết về mẫu thân mình? Vâng, chính tác phẩm Những ngày thơ ấu được Nguyên Hồng viết khi vừa tròn mười tám tuổi, đã đưa ông bước vào làng văn một cách chững chạc và vững chắc. Tác phẩm chính là một tập hồi kí về cuộc đời đầy đau khổ, sóng gió của nhà văn.

Sau đây, chúng ta chủ yếu đi vào đoạn trích "Trong lòng mẹ để phân tích nhân vật "bé Hồng". Bằng cách dẫn chuyện tài tình, tác giả đưa ta đến với gia đình bé Hồng, một gia đình khá giả nhưng bất hạnh. Bằng chứng là vào ngày sinh của chú bé, rất nhiều vị có máu mặt đến chúc mừng. Đồ lễ, đồ mừng chật ních cả nhà. Tưởng rằng bé Hồng sẽ mãi sống trong cảnh giàu sang, sung sướng, nhưng đâu ngờ cuộc đời em chìm ngập trong đau thương, khổ ải. Có lẽ bất hạnh lớn nhất đối với Hồng là việc cha mẹ em lấy nhau chỉ vì ép buộc, không có hạnh phúc. "Sự trái ngược cay đắng đó tôi đã hiểu rõ rệt và thấm thía ngay từ năm tôi lên bảy, lên tám". Chính em cũng phải nói thế là gì! Còn cay đắng, xót xa nào hơn khi biết :người mẹ thỉnh thoảng lại mỉm cười êm ấm, dịu dàng", nhưng trong lòng thì "luôn luôn giá buốt, đau đớn, phiền muộn". Trong máu nhà thơ ấu của bé Hồng, tình cảm gia đình đã có cái gì đó gượng ép, cha mẹ sống với nhau mà như không có tình cảm, tất cả là vì đứa con chung, chính là Hồng. Và cũng ngay từ bé, Hồng đã nghe những lời đồn không mấy tốt đẹp về mẹ. Vì thế, trong suốt một thời gian dài, Hồng phải sống trong sự dằn vặt, phân vân, không biết ai đúng, ai sai. Rồi khi gia cảnh sa sút vì cái bàn đèn của bố Hồng, gia đình đã quyết định bán nhà. Tuy rằng đó là một sự mất mát lớn, nhưng Hồng là một chú bé rất giàu tình cảm. Những lời nói ngây thơ của em: Để con đi học rồi con xây lại nhà cho bà đã phần nào giảm bớt không khí nặng nề, u ám đang bao trùm lên gia đình Hồng. Mẹ thì buôn bán thua lỗ, thầy thì nghiện thuốc phiện, ngày ngày phải sống ăn bám vào vợ. Vậy đấy! Cái cuộc sống tưởng như sung sướng, nhàn hạ của Hồng, giờ trở nên nghèo túng, thiếu thốn. Mà không những em thiếu thốn về mặt sinh hoạt, vui chơi mà em còn thiếu một gia đình ấm cúng, thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho tuổi ấu thơ của em. Người cha, chỗ dựa của cả gia đình, nay lại nghiện ngập, hút sách, sống ăn bám, đến nỗi phải cướp tiền của Hồng để mua thuốc hút! Thử hỏi rằng ai mà không xấu hổ, đau đớn khi có một người chồng, một người cha như vậy? Cuối cùng, thì cha Hồng, cả đời sống tối tăm, u uất, đã chết trong nghèo nàn, nghiện ngập.

Mẹ Hồng bao lâu khao khát yêu thương, đã phải chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không lối thoát, nay đã vùng lên, thoát khỏi sự cổ hủ của phong kiến đè nặng lên cuộc đời mình. Bà đi vào Thanh Hóa, bỏ lại bé Hồng bơ vơ, côi cút giữa sự ghẻ lạnh của những người họ hàng giàu có. Hồng phải chịu đựng những lời cay nghiệt, xấu xa từ phía họ nội giàu có. Hoàn cảnh làm em phải trở thành đứa trẻ lêu lổng, đói rách, luôn khao khát cuộc sống, một tình yêu thương đích thực. Thế mà cái mong muốn giản đơn ấy mãi mãi không thực hiện được. Đối với Hồng, cái cảnh của nhà thờ đêm Nô – en không có chỗ cho em, cho những con chiên bé nhỏ tìm sự che chở, ban phước của Chúa, mà chỉ dành cho những ông Tây, bà Đầm, những chức dịch, những kẻ quyền quý, khệnh khạng và bệ vệ. Khó khăn lắm em mới lên được vào, để có thể nhìn thấy bàn thờ. Rõ ràng cái xã hội thối tha bẩn thỉu ấy không phải là chỗ đứng của em. Nhưng biết làm sao được! Chúa đã ấn định cho cuộc đời Hồng một vực thẳm tăm tối, vô đáy. Cái vực thẳm ấy sẵn sàng nhấn chìm em, nếu em có một phút lỡ làng, quên đi bản chất hồn nhiên, ngây thơ, chân thật của mình.

Tình thương và hình ảnh của mẹ luôn ngời sáng trong tâm trí Hồng. Mặc dù sống hoàn cảnh như vậy, nhưng tâm hồn Hồng vẫn cứ là vì sao lấp lánh giữa bầu trời thăm thẳm. Trong tâm tư của em vẫn tồn tại hình ảnh một người cha dịu dàng, ngọt ngào; một người mẹ chỉ vì sợ hãi những thành kiến cổ hủ mà xa lìa các con, nhưng tình thương và hình ảnh của mẹ luôn ngời sáng trong tâm trí Hồng. Chính cuộc nói chuyện giữa Hồng, ngay cả chúng ta cũng phải công nhận rằng Hồng rất thông minh, tinh ý. Bởi với một đứa trẻ, một năm không được gặp mẹ, không nhận được một lá thư, một lời thăm hỏi âu yếm, không xin được mẹ một đồng quà thì khi bắt gặp câu hỏi (của người cô) có muốn vào chơi với mẹ hay không? Với tâm lý ngây thơ, trong sáng sẽ trả lời ngay là có, nhưng chợt nhận ra những điều không tốt đẹp trong câu nói ấy nên mới phản bác lại ý muốn dồn nén trong lòng từ bấy lâu nay của mình. Để có được cái chợt ấy quả là một quá trình quan sát lâu dài, được hình thành từ những việc xảy ra trong cuộc sống mà em quan sát và tiếp thu được. Những động cơ xấu, như lời bà cô, đã làm mất đi phần nào tính ngây thơ trong Hồng, để đến nỗi mỗi lời nói, mỗi hành động của em đều được cân nhắc, suy nghĩ kĩ càng. Trong em, sự độc ác của bà cô đã cho em một bài học về cách tính tốn của người lớn, đã biến em thành một người khôn ngoan, "phòng thù kẻ xấu" đã trở thành bản năng tự vệ, và vũ khí duy nhất của em, để bảo vệ cho danh dự của người mẹ thân yêu. Bởi ở cái xã hội của em, mọi người hầu như đều giả dối, ác độc. Đáng thương biết bao! Và tiếng cười của em khi trả lời bà cô: "Cháu không muốn vào" như gây cho người đọc cảm giác dường như Hồng không chú ý, không buồn bã khi phải xa mẹ. Mặc đù trả lời như vậy nhưng chắc rằng lúc bấy giờ, trong lòng Hồng, hình ảnh và những tình cảm yêu thương mặn nồng đối với mẹ đang trào dâng nghẹn ngào.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×