rước hết tôi cần nói rằng sở dĩ tôi có được một kết quả thi vào THPT như mấy năm gần đây đó là chính là do sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường. Sự quan tâm và động viên của các đồng chí đã giúp tôi có thêm rất nhiều động lực để cố gắng trong việc giảng dạy và nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn ngữ văn vào THPT.
Thứ hai, Tổ chuyên môn chúng tôi cũng đã có sự thống nhất về việc rèn kỹ năng cho học sinh từ các lớp dưới. Chính các thầy Nguyễn Công Khoa, thầy Ngô Văn Thiệp và thầy Nguyễn Mạnh Hưởng dạy ở các khối lớp 6,7,8 đã góp phần hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình giảng dạy. Khi các em lên lớp 9, hầu như tôi chỉ cung cấp kiến thức, mà ít phải chú ý nhiều đến việc rèn kỹ năng cho các em. Vì vậy kết quả thi vào 10 môn ngữ văn chính là sản phẩm chung của tất cả các thầy cô trong BGH, các thày cô trong tổ xã hội và đặc biệt là của các thầy cô trong Nhóm ngữ văn.
72278814_2466159803478555_6179369516921782272_n
Về kinh nghiệm thì có lẽ tôi cũng như các thày cô ở đây đều xác định rõ ràng là để có được kết quả cao trong việc giảng dạy thì mỗi giáo viên, trước hết phải có kiến thức chuyên môn vững vàng và phải có khả năng truyền đạt tốt. Muốn có kiến thức tốt, mỗi người giáo viên phải luôn nghiêm túc nghiên cứu chuyên sâu nội dung chương trình giảng dạy, tài liệu tham khảo, phải luôn tự học, tự bồi dưỡng để làm mới kiến thức của mình. Qua mỗi bài giảng phải có sự điều chỉnh nội dung kiến thức dạy học cho phù hợp và hiệu quả hơn. Bởi học sinh bây giờ, các em có rất nhiều cách để học, để tiếp thu tri thức như đọc tài liệu trên mạng, trong các sách tham khảo hoặc có em mượn và sử dụng tài liệu của các anh chị năm trước. Nếu thầy cô không thường xuyên nâng cao kiến thức của mình, bài dạy của thầy cô sẽ trở nên cũ đi, nhàm chán trong con mắt của trò và nhàm chán ngay trong lời dạy của chính thầy cô. Và tiết dậy sẽ không còn hứng thú…
–Thứ hai: phải dạy chắc kiến thức cơ bản trong các giờ chính khóa. Mỗi một bài giảng phải định ra kiến thức, kĩ năng cần đạt cho học sinh là gì và phải cố gắng đạt được mục đích đó. Khi chúng ta kết thúc một tiết dạy, học sinh phải tự mình giải quyết được ít nhất là 60 % kiến thức phần luyện tập. Còn lại 40% là dành cho phần ôn tập ngoại khóa.
Thứ ba: Lập kế hoạch ôn tập cụ thể cho từng buổi dạy, từng giai đoạn, đặc biệt là trong đợt ôn thi vào 10, thời gian ôn tập chỉ kéo dài trong khoảng hơn một tháng vậy nên mỗi giáo viên giảng dạy cần phải có kế hoạch cụ thể hơn.
Thứ tư: Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập hiệu quả. Ví dụ như khuyến khích các em đọc nhiều văn mẫu. Học thuộc văn mẫu thì không nên và khó nhưng đọc nhiều văn mẫu là điều rất tốt. Hệ thống kiến thức sau mỗi bài học bằng sơ đồ tư duy. Hướng dẫn các em Viết nhiều, thực hành nhiều. Bởi một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc học yếu văn là do học sinh lười học, lười đọc và lười viết.
Thứ năm: Để tránh dạy lan man dàn trải, giáo viên cần bám sát chuẩn KTKN, dạy có trọng tâm. Kỳ thi vào 10 là kỳ thi quan trọng không chỉ đối với giáo viên mà cả học sinh. Môn học nào GV cũng ép HS cả về thời gian học và lượng bài tập về nhà. Điều này đã tạo rất nhiều áp lực cho HS. Vì thế mỗi giáo viên cần giảm bớt áp lực cho học sinh bằng cách:
– Thay quát mắng, và các hình thức phạt học sinh bằng những lời động viên khích lệ, sự định hướng vừa khơi gợi ý thức học tập của các em, vừa tạo cho các em có sự hứng thú để rồi các em học tích cực hơn.
– Dạy có trọng tâm, không dạy lan man dàn trải, sa đà đối với các bài đọc thêm, tự học có hướng dẫn hay văn học nước ngoài…, các dạng bài không trọng tâm như thuyết minh, tự sự…
– Linh hoạt trong kiểm tra đánh giá: Xây dựng đội ngũ cán sự bộ môn để các em tự kiểm tra chéo, kiểm tra đầu giờ, kiểm tra giữa giờ, kiểm tra vở thực hành… lấy ảnh hưởng từ bạn bè để khích lệ học sinh học tập.
Thứ sáu: Sưu tầm lưu giữ các đề thi, đề kiểm tra và đáp án các năm để làm tài liệu tham khảo. Lấy đáp án của các kỳ thi năm trước làm định hướng để rèn kỹ năng làm bài cho học sinh. Nghiên cứu cấu trúc của đề thi vào 10 các năm để ra đề kiểm tra đánh giá học sinh. Các tư liêu trên có thể sưu tầm từ đồng nghiệp hoặc trên thư viện violet.
Thứ bẩy. Phải luôn xác định : HS đóng vai trò rất quan trọng đến chất lượng giáo dục. Bởi để có được chất lương tốt không chỉ có giáo viên cố gắng mà còn phải có sự nỗ lực của các em học sinh. Vì vậy người giáo viên phải làm sao cho các em yêu quý, gần gũi, nể phục và tin tưởng vào mình.( Các em có thể không hài lòng với chúng ta ở một số điểm nào đó nhưng về kiến thức và nhân cách, tuyệt đối không thể để các em coi thường hoặc nghi ngờ chúng ta. Bởi nếu các em không tin tưởng và ủng hộ chúng ta, chúng ta sẽ khó có thể dạy cho các em hiểu và yêu cầu các em học và làm theo chúng ta được. Với tôi: Người giáo viên sẽ chỉ thành công thực sự khi các em nể phục, tin tưởng và yêu quý thầy cô mà học chứ không phải học chỉ vì sợ thầy cô.
Thứ tám: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để cùng có biện pháp động viên và khuyến khích các em kịp thời.
Kính thưa các đồng chí! Trên đây là một số kinh nghiệm tôi nêu ra để các đồng chí tham khảo. Những vấn đề tôi vừa trình bày chỉ mang ý chủ quan của cá nhân tôi Vì vậy Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí để chúng ta ngày càng có những phương pháp dạy tốt hơn nữa để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy của trường THCS Nam Hoa.
Cuối cùng xin kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của năm học. Chúc hội nghị thành công rực rỡ.
Tôi xin chân thành
Tổ phó tổ XH: Trần Thị Kim Cúc