Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao khi chủ nghĩa đế quốc sụp đổ thì lịch sử các nước Á Phi Âu bước sang 1 trang mới


vì sao khi chủ nghĩa đế quốc sụp đổ thì lịch sử các nước á phi âu bước sang 1 trang mới.( GIÚP MINH VS MẤY CAO THỦ SỬ CẦN GẤP Ạ)
    2 trả lời
    Hỏi chi tiết
    132
    1
    0
    Nguyễn Thị Nhung
    09/10/2021 10:53:39
    +5đ tặng

    Từ giứa những năm 90 của thế kỉ XX lịch sử các nước châu Á, Phi, Mỹ La-tinh bước sang một trang mới vì:

    -* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX: những nước như việt nam, lào , inđônêxia đã lần lượt giành được độc lập. Năm 1960, 17 nước ở châu Phi đồng loạt tuyên bố giành được độc lập.

    => giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.

    * Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:

     -Sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Ăngola, Ginê bítxao.

    * Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:

     -Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

    =>hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. 

     Sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa đã giúp cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ngày một được nâng cao. Đây là thời điểm thích hợp cho công cuộc đổi mới, xây dựng lại đất nước từ đầu cho các nước ở châu á, phi, mỹ latinh

    Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

    (?)
    Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
    Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
    Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
    Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
    1
    0
    Nguyễn Nguyễn
    09/10/2021 10:54:17
    +4đ tặng
    Tại Anh, nhiều người cho rằng thực dân Anh đã thi hành chính sách nhân từ, "khai sáng" cho các thuộc địa, tiêu biểu là Ấn Độ. Nhà sử học Niall Ferguson từng tuyên bố, sự cai trị của thực dân Anh đã giúp "phát triển" Ấn Độ. Nghiên cứu của nhà kinh tế học nổi tiếng Utsa Patnaik đã bác bỏ câu chuyện này. Dựa trên dữ liệu chi tiết về thuế và mậu dịch thương mại trong gần hai thế kỷ, Patnail đã tính toán và đưa đến kết luận rằng, thực dân Anh đã bòn rút khoảng 45.000 tỷ USD (theo thời giá năm 2017) của Ấn Độ trong giai đoạn 1765 đến 1938, lớn gấp 17 lần GDP của nước Anh năm 2017.

    Sự bòn rút của Anh được thực hiện thông qua hệ thống độc quyền thương mại tại Ấn Độ do công ty Đông Ấn (East India Company) của Anh nắm quyền kiểm soát. Công ty Đông Ấn bắt đầu thu thuế ở người dân Ấn Độ, sau đó khéo léo sử dụng một phần doanh thu từ đó (khoảng 1/3) để bảo trợ người Anh khi mua hàng hóa tại Ấn Độ. Nói cách khác, người Anh mua hàng của người dân Ấn Độ bằng chính những đồng tiền vừa lấy từ đất nước Ấn Độ. Tuy nhiên, hầu hết người dân Ấn Độ không nhận thức được sự thật, vì người Anh đã khéo léo bố trí đại lý thu thuế và thương lái mua hàng là hoàn toàn khác nhau. Sự thật là, thực dân Anh không phát triển Ấn Độ mà là ngược lại - Ấn Độ đã phải cung phụng để nước Anh phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh phụ thuộc phần lớn vào những phi vụ chiếm đoạt có hệ thống ở Ấn Độ.

    Trong toàn bộ lịch sử 200 năm cai trị của Anh tại Ấn Độ, hầu như không có sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Trong nửa cuối thế kỷ 19, thu nhập bình quân của dân Ấn Độ đã giảm một nửa. Tuổi thọ trung bình của người Ấn giảm 20% từ năm 1870 đến 1920. Hàng chục triệu người đã chết đói do chính sách mà thực dân Anh gây ra[41].

    Tại Maroc, chỉ sau 10 năm đặt dưới chế độ thực dân Pháp, xứ Marốc đã bị người châu Âu cướp mất 379.000 hécta đất trồng trọt, trong đó 368.000 hécta đã lọt vào tay những người Pháp "khai hoá". Một viên chỉ huy bộ binh Zouaves đã nói với binh sĩ: "Chúng ta phải diệt cho xong lũ man rợ này. Đất Marốc giàu khoáng sản và nông sản. Chúng ta, những người Pháp, những người văn minh, chúng ta đến đây với hai mục đích: khai hoá và làm giàu cho chúng ta"[42].

    Tại Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, có việc chiếm hữu diện tích lớn đất đai của thực dân Pháp và giáo hội Thiên Chúa giáo. Ở Bắc Kì, tính đến năm 1902, người Pháp đã chiếm hữu 182.000 héc ta đất trong đó có 50.000 héc ta ở các vùng trù phú nhất.[43] Ngoài địa chủ Pháp, giáo hội Thiên Chúa chỉ riêng ở Nam Kỳ đã sở hữu 1/4 diện tích đất canh tác.[43] Ngay từ cuối những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã mô tả nông dân Việt Nam như sau: "Ruộng bị Tây chiếm hết, không đủ mà cày. Gạo bị nó chở hết, không đủ mà ăn. Làm nhiều, được ít, thuế nặng... Đến nỗi chết đói, hoặc bán vợ đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ như những người nó chở đi Tân thế giới..."[44]. Pháp cũng giành độc quyền buôn bán 3 mặt hàng quan trọng nhất là gạo, muối và rượu. Hồ Chí Minh đã nhận xét: "Nói đến các món độc quyền, người ta có thể hình dung Đông Dương như một con nai béo mập bị trói chặt và đương hấp hối dưới những cái mỏ quặp của một bầy diều hâu rỉa rói mãi không thấy no".
    Xuân Lĩnh
    gắn hơn đc ko bn

    Bạn hỏi - Lazi trả lời

    Bạn muốn biết điều gì?

    GỬI CÂU HỎI
    Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
    Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

    Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

    Vui Buồn Bình thường

    Học ngoại ngữ với Flashcard

    ×
    Trợ lý ảo Trợ lý ảo
    ×
    Gia sư Lazi Gia sư