Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

09/10/2021 18:23:19

Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng nêu suy nghĩ của em về những biện pháp để khắc phục "căn bệnh" lần nữa (căn bệnh trì hoãn)

Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng Nêu suy nghĩ của em về những biện pháp để khắc phục "căn bệnh" lần lữa (căn bệnh trì hoãn)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.928
1
1
Tạ Thị Thu Thủy
09/10/2021 18:27:05
+5đ tặng

Chúng ta nghe rất nhiều đến khái niệm trì hoãn. Nhưng trong thực tế đôi khi nhiều người không thực sự định nghĩa được thế nào là bệnh trì hoãn. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa trì hoãn và chần trừ, nhưng trong thực tế nó không hoàn toàn như vậy. Vậy bệnh trì hoãn là gì.

Trì hoãn là gì?
      • Từ “Trì” thể hiện tính vững chắc, cố hữu, bảo thủ, giữ lấy và không muốn thay đổi, một số từ đi cùng từ “Trì” như: thành trì, duy trì, bảo trì….
      • Từ “Hoãn” Sử dụng với nghĩa chậm lại, kéo dài thời gian và tìm cách đối phó, một số từ đi cùng từ “Hoãn” như: Hoãn binh, tạm hoãn, hoãn cưới,…

Trì hoãn là một thuật ngữ để chỉ hành vi của con người mà ở đó họ có xu hướng chưa muốn bắt tay vào thực hiện công việc, không muốn thay đổi và tìm cách kéo dài thời gian. Trì hoãn còn được sử dụng như một từ để chỉ sự chậm chạp, làm việc đối phó thiếu tận tâm. Trì hoãn thường được dùng với nghĩa công việc sẽ được thực hiện nhưng cố tình kéo dài thời gian thực hiện, hoặc kéo dài thời gian bắt đầu thực hiện. Đây cũng là điểm khác biệt giữa trì hoãn và chần trừ, theo đó “chần trừ” là khái niệm chỉ hành vi có xu hướng do dự, phân vân, không quyết đoán. Trì hoãn là một hành vi, trong khi khi Bệnh trì hoãn lại là một thói quen thể hiện sự lặp đi lặp lại hành vi trì hoãn. Bệnh trì hoãn còn được gọi là Tính trì hoãn (“tính” là từ chỉ là bản chất), theo đó người có tính trì hoãn là người có luôn tìm cách làm chậm lại mọi việc được giao.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trì hoãn là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trì hoãn, người trì hoãn luôn có một lý do để làm việc đó. Nguyên nhân dẫn đến trì hoãn có thể khách quan hoặc chủ quan. Dù cho ở trường hợp nào đi nữa thì trì hoãn vẫn là thói quen xấu cần thay đổi nếu muốn được yêu mến và thành công.


Nguyên nhân khách quan của trì hoãn

Nguyên nhân khách quan của bệnh trì hoãn thường rất ít, hoặc không thực giống như bạn nghĩ. Các nguyên nhân khách quan dẫn đến trì hoãn có thể kể đến như: Có việc khác quan trọng hơn; Cần có thêm thời gian suy nghĩ, tìm giải pháp. Đôi khi việc trì hoãn cũng nhằm mục đích chờ đợi sự trợ giúp từ bên ngoài.

Việc trì hoãn thường dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như môi trường sống, thói quen sinh hoạt. Khi những người làm việc cùng trì hoãn, bạn cũng sẽ có xu hướng trì hoãn cùng. Những tác động từ người khác như: khích bác, lôi kéo, nói xấu… cũng làm mất tinh thần làm việc của bạn.

Nguyên nhân chủ quan của bệnh trì hoãn.

Đa số các trường hợp trì hoãn đến từ nguyên nhân chủ quan của bạn, đơn giản là bạn chưa muốn thực hiện nó. Tâm lý cho rằng nó chưa quan trọng, thời gian còn dài, đỗ lỗi, trách cứ, ỷ lại, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trì hoãn. Việc đánh giá sai tính chất công việc, coi nhẹ mức độ quan trọng của công việc cũng là cách nguyên nhân khiến cho bạn trì hoãn. Ngoài ra việc trì hoãn còn đến từ tâm lý cảm thấy nhàm chán, không thú vị, không có mục tiêu rõ ràng. Ngoài ra việc trì hoãn của con người có bản chất xuất phát từ bệnh Lười biếng. Nó khiến chủ thể không muốn thực hiện các nhiệm vụ được giao, hoặc tìm cách để trốn tránh nó.

 

Các lý do để trì hoãn là gì?

Chúng ta đã tìm hiểu một cách sơ lượt về bệnh trì hoãn là gì? Vậy những lý do giúp bạn đưa ra quyết định trì hoãn là gì? Tiếp tục cùng trinhducduong.com tìm hiểu nhé.

Lý do 1: Còn nhiều thời gian mà

Một trong những lý do cho việc trì hoãn thường được nhắc tới là “còn nhiều thời gian mà”. Lý do này phổ biến tới mức từ những đứa trẻ cho tới người lớn tuổi đều sử dụng nó như một lời biện hộ. Việc đưa ra lý do còn nhiều thời gian có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như đã chia sẻ ơ phần trên. Nhưng chủ yếu việc sử dụng lý do này đến từ 2 nguyên nhân chính bao gồm: Đánh giá sai tính phức tạp của công việc; và công việc thực sự không cần hoàn thành gấp. Cho dù là lý do nào, thì hậu quả sẽ khiến cho bạn luôn tìm cách để trì hoãn mọi thứ. Vì vậy khi có thể hãy ngay lập tức hoàn thành công việc mà không trì hoãn.

Lý do 2: Tôi thấy nó cũng không quan trọng lắm

Lý do tiếp theo liên quan đến trì hoãn là việc đánh giá sai mức độ quan trọng của công việc hoặc vấn đề họ gặp phải. Họ luôn cho rằng công việc này chưa thực sự quan trọng. Những công việc này thường có độ ưu tiên không cao hoặc hậu quả không sảy ra ngay lập tức. Ví dụ: Nếu hút 1 điếu thuốc sẽ ngay lập tức gây ra ung thư phổi thì có lẽ người ta sẽ cay được thuốc ngay. Nhưng vì việc ung thư phổi không sảy ra ngay lập tức, và ung thư phổi chưa chắc do thuốc lá nên mọi người thường trì hoãn việc cai thuốc. Bạn cũng thấy rằng nếu việc trì hoãn quá lâu và trì hoãn nhiều lần thì dẫn đến tâm lý bỏ qua, từ bỏ.

Lý do 3: Tôi cần làm việc này trước

Lý do tiếp theo cho bệnh Trì hoãn là gì?. Chắc hẳn bạn không ít lần nghe đến từ “Tôi cần làm…trước”. Tôi thường gọi đây là niềm tin giả tạo, và một lý do muôn thuở. Chúng ta luôn có những công việc khác nhau trong cuộc sống, và đó cũng là cái cớ để trì hoãn các công việc. Bạn đang đang làm báo cáo, có hẹ với bạn bè, phải đi đón con, và bỗng dưng sếp giao thêm việc lắp cái máy in. Dẫu rằng bạn chỉ mất chưa đầy 5 phút để làm điều đó, nhưng ngay lập tức phản xạ sẽ là khó chịu, và lấy cớ đang bận. Thực tế thì bạn không bận đến mức như vậy. Nếu ai đó hỏi bạn điều gì đó bạn vẫn ngồi buôn với họ có nghĩa bạn không bận.

Tất nhiên cũng có lúc bạn thực sự bận và bạn cần sắp xếp công việc một cách hợp lý theo thứ tự ưu tiên. Nhưng lúc này việc thực hiện trước hoặc thực hiện sau một việc nào đó không bị xem là trì hoãn. Và nếu bạn thực sự biết cách sắp xếp công việc đó là điều đáng khen chứ không phải đáng trách. Chỉ những người thực luôn tìm cách để tránh né, để kéo dài thời gian với những lý do biện hộ mới đáng lên án.

 

Lý do 4: Tôi bị quá nhiều áp lực

Cuộc sống bận rộn khiến ta rơi vào trạng thái bị áp lực là điều khó tránh. Áp lực gia đình, cuộc sống, công việc… Nó khiến chúng ta bị quá tải. Trì hoãn là gì? dù bạn có phép “biến hóa” hay “phân thân” thì bạn cũng không hoàn thành được hết. Cảm giác trên có thể được giải quyết bằng cách hãy tập trung vào những công việc quan trọng. Ủy thác, chia sẻ hoặc loại bỏ nó. Xác định đâu là những việc quan trọng. Và sau đó hoàn thành nó một cách nhất quán.

Lý do 5: Tôi quên thực hiện nó mất rồi

Bận quá nên tôi quên mất, hay đơn giản là tôi quên mất rồi nên tôi chưa kịp thực hiện nó. Có những người thực sự đã quên, có những người chỉ xem đây là lý do để che đậy. Đây là một trong những lý do khó chấp nhận nhất. Nếu bạn thực sự để tâm, nếu thực sự đó là việc quan trọng, nếu bạn sắp xếp mọi thứ hợp lý thì liệu có sảy ra việc quên hay không. Vì con người ta trì hoãn thực hiện nhiệm vụ quá lâu và cho rằng nó không cần thiết nên họ đã quên đi việc mình cần làm. Nếu bạn thực sự cảm thấy việc bạn được giao là cần thiết; bạn cần có kế hoạch, ghi chú, thực hiện giải quyết từng công việc một thì quên là điều không thể.

Lý do 6: Tôi không thích công việc này

Lý do cuối cùng để thanh minh cho bệnh trì hoãn là gì? Đó là do tôi không thích công việc này nên ngại làm, bao giờ có cảm xúc tôi sẽ làm. Dù gì đó cũng là một lời biện hộ khó chấp nhận được, trì hoãn là trì hoãn không lý do nào cả. Nếu đó là khó khăn là việc bạn không thích thì bạn hãy đặt câu hỏi liệu bạn có phải thực hiện nó không. Nếu cuối cùng bạn vẫn là người thực hiện thì tại sao bạn không thực hiện nó ngay lập tức. Nếu dự án là khó khăn bạn càng phải bắt tay vào làm ngay và luôn. Có như vậy bạn mới có thời gian xử lý khi gặp phải vấn đề chứ tại sao lại trì hoãn.

 

Cách khắc phục bệnh trì hoãn là gì

Có rất nhiều những phương pháp giúp bạn có thể vượt qua bệnh trì hoãn của bản thân. Một trong những bí quyết tốt nhất luôn được đề cập là làm việc có kế hoạch, và hành động ngay lập tức. Tuy vậy đã là bệnh chữa trị là điều không dễ dàng, không phải chỉ với một câu nói “hãy làm đi” là giải quyết được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem các cách khắc phục bệnh trì hoãn là gì nhé.

Phương pháp 1: Hành động ngay lập tức.

Hành động ngay lập tức là lời khuyên giúp bạn vượt qua sự trì hoãn của bản thân. Hãy đặt ra câu hỏi, tại sao không phải bây giờ, đằng nào cũng làm sao không làm luôn. Khi bạn cho phép bản thân hoãn quá trình thực hiện nhiệm vụ là bạn đang cho phép căn bệnh trì hoãn xuất hiện. Hành động ngay lập tức cúng giúp bạn nhanh chóng vượt qua khó khăn, có thời gian để xử lý khi có tình huống phát sinh. Kỹ thuật hành động ngay lập tức là kỹ thuật phổ biến nhất nó còn có tên gọi là IMAN. Trong đó:

        • I: Tôi
        • Must: Phải
        • Act: Hành động
        • Now: Ngay bây giờ
Phương pháp 2: Lập kế hoạch công việc rõ ràng.

Lập kế hoạch công việc là một trong những kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn vượt qua được sự trì hoãn của bản thân. Khi có kế hoạch công việc cụ thể bạn sẽ biết “khi nào thì làm gì”. Lập kế hoạch công việc cho phép bạn biết Việc nào cần làm trước việc nào cần làm sau; tiêu chí và kết quả đạt được là gì. Khi có kế hoạch bạn sẽ không bị rối, không đỗ lỗi, kết hợp với phương pháp 1 sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn sự trì hoãn. Trong kỹ thuật lập kế hoạch công việc bạn có 3 việc cần làm bao gồm: Tự đặt chỉ tiêu, chia nhỏ công việc, và gian hạn cho bản thân.

Tự đặt Mục tiêu.

Làm việc phải có mục tiêu, vì vậy trước hết trong kế hoạch công việc bạn cần đặt ra các mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu có 2 loại gồm mục tiêu lớn (đích đến cuối cùng), và các mục tiêu nhỏ. Mỗi một mục tiêu cần có thời gian, tiêu chí đánh giá rõ ràng; có như vậy bạn mới biết bạn đã làm được gì và chưa làm được gì. Mỗi nhóm nhiệm vụ khác nhau đều cần những mục tiêu khác nhau; tính toán và phân bổ thời gian cho từng nhiệm vụ một cách chi tiết. Nhiệm vụ này chưa hoàn thành không được phép chuyển sang nhiệm vụ khác; hoặc ít nhất phải có phương pháp khắc phục.

Chia nhỏ công việc cần làm.

Nếu có nhiều nhóm nhiệm vụ khác nhau, bạn cần sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên. Việc lập danh sách những việc cần làm giúp bạn không bỏ sót bất cứ một nhiệm vụ nào dù là nhỏ nhất. Bằng cách chia nhỏ nhiệm vụ thành nhiều phần cho phép bạn nhanh chóng có được những thành quả. Từ những thành quả ban đầu sẽ giúp bạn vượt qua sự lười biếng và chiến thắng bệnh trì hoãn. Đồng thời chia nhỏ công việc cần làm sẽ giúp bạn quản lý thời gian quản lý công việc một cách dễ dàng không gân nhầm lẫn, bỏ sót.

Tự đặt thời hạn cho bản thân

Việc thứ 3 bạn cần làm trong bước lập kế hoạch là tự đặt thời hạn cho bản thân. Không phải nhiệm vụ nào cũng được người khác đặt giới hạn thời gian. Để thành công bạn cần tự cho mình những con số cụ thể để hoàn hiện nó. Không chủ quan, không đánh giá thâp nhiệm vụ, bởi vì cho dù là việc nhỏ nhất cũng tốn thời gian thực hiện. Hãy cho các các nhiệm vụ nhỏ trong kế hoạch một khoảng thời gian để hoàn thành. Khi thực hiện nhiệm vụ hãy ngay lập tức bắt tay vào làm việc làm cho tới cùng và không bỏ dở giữa chừng. Nếu vượt tiến độ thời gian trong kế hoạch đề ra bạn có thể sử dụng quỹ thời gian đó để sử lý các nhiệm vụ với độ khó cao hơn. Vì vậy đừng lãng phí thời gian của mình nhé.

 

Phương pháp 3: Kỷ luật giúp vượt qua sự trì hoãn.

Phương pháp tiếp theo giúp bạn vượt qua bệnh trì hoãn là gì? Vâng đó chính là kỷ luật bản thân. Chẳng có sức mạnh nào có thể giúp bạn vượt qua sự trì hoãn nếu không tự bạn làm điều đó. Kỷ luật là sức mạnh, thay vì để người khác sử dụng kỷ luật để ép buộc bạn, bạn hãy tự nguyện làm điều đó. Đưa ra cho bản thân những quy tắc và thực hiện nó một cách đúng và đầy đủ. Nghiêm khắc với bản thân giúp bạn thực hiện chính xác các nhiệm vụ, vượt qua lười biếng và cám dỗ bên ngoài. Hãy luôn ghi nhớ trong đầu về việc làm ngay lập tức, và nghiêm túc làm việc.

Phương pháp 4: Rèn luyện mỗi ngày

Ngoài 3 phương pháp vừa kể trên để có thể loại bỏ sự trì hoãn của bản thân hãy thực hiện rèn luyện mỗi ngày. Hãy để những thói quen tốt tư duy tốt đánh bạn con quỷ xấu xa trong bạn. Cho dù là việc nhỏ nhất, cũng cần thực hiện một cách hoàn hảo nhất. Rèn luyện bản thân sao cho những thói quen tốt được thực hiện thường xuyên, đúng và đủ. Những thói quen tưởng như không liên quan đến sự trì hoãn lại đang khiến bạn mắc phải căn bệnh trì hoãn. Ví dụ: Ngủ muộn, đi làm muộn, ăn uống không đúng giờ, xem phim lâu hơn…. Tại sao lại như vậy? Đi làm muộn chả phải vì bạn muốn ngủ thêm một chút, muốn nán lại phòng 1 chút nên mới muộn sao. Ăn uống không đúng giờ chả phải do bạn xem nó chưa cần thiết, do đang có việc khác, do chưa muốn ăn sao. Tất cả những biểu hiện trên đều là dấu hiệu của sự trì hoãn. Vậy hãy rèn luyện tính kỷ luật và các thói quen tốt ngay hôm nay nó sẽ giúp bạn dần dần đẩy lùi sự trì hoãn.


Tạm kết về bệnh trì hoãn là gì?

Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về Bệnh Trì hoãn là gì? Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trì hoãn, những lý do thường được sử dụng để bao biện cho sự trì hoãn. Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ cho các bạn những cách thức để giúp bạn loại bỏ bệnh trì hoãn ra khỏi cuộc sống của mình. Cần nhắc lại rằng Trì hoãn là một một hành vi tức thời, còn bệnh trì hoãn nó thuộc về tính cách. Khi hành vi trì hoãn được thực hiện lặp đi lặp lại thì nó thành bệnh. Nhiệm vụ của bạn là tiến hành lập kế hoạch công việc, và thực hiện chúng ngay lập tức.

Mong rằng với những gì tôi vừa chia sẻ cho bạn về bênh trì hoãn là gì sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ nó khỏi cuộc sống. Đồng thời bạn sẽ sớm có được thành công, tin yên của mọi người. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến nào khác về bệnh trì hoãn hãy để lại bình luận bên dưới. Chúng tôi luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến tức phía các bạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư