Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Đọc đoạn trích sau và trả lười câu hỏi: “ Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch....nhưng việc trót đã qua rồi!” Câu 1: Vì sao Vũ Nương tự coi mình là “kẻ bạc mệnh”?
Câu 2: Ghi lại các điển tích được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc sử dụng các điển tích đó.
Câu 3: Đọc truyện Vợ chàng Trương, hãy cho biết cách kể của Nguyễn Dữ ở đoạn này có sự sáng tạo như thế nào? Chỉ rõ hiệu quả của sự sáng tạo đó.
Câu 4: Xác định các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên.?
Câu 5: Chi tiết nào trong đoạn trích là quan trọng nhất? Nêu ý nghĩa chi tiết đó?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.147
2
0
Wow
10/10/2021 14:20:51
+5đ tặng

1, Vũ Nương tự coi mình là kẻ bạc mệnh bởi vì nàng tự hiểu được tấm lòng trong sáng, son sắt, thủy chung và trinh bạch của mình nhưng lại không hiểu vì sao lại rơi vào tình cảnh khốn cùng oan ức đến như vậy

2,

Các điển tích được sử dụng: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu Mĩ

Tác dụng: tô điểm màu sắc trung đại cho một tác phẩm được sáng tác ở thời kỳ xã hội phong kiến và nhấn mạnh được tấm lòng thủy chung son sắt của nàng

3,

Nguyễn Dữ đã có sự sáng tạo đó là kể chi tiết rõ trình tự: khi rơi vào nỗi tuyệt vọng oan ức không thể hóa giải, Vũ Nương đi tắm gội, thề nguyền và tự vẫn. Chi tiết này ở vợ chàng Trương chỉ có là nàng khóc và nàng tự vẫn mà thôi

Nhờ đó, người đọc không chỉ thấy được phẩm chất son sắt tuyệt đối của Vũ Nương mà còn thấy được số phận thảm cảnh của một người phụ nữ rơi vào tình cảnh oan ức như nàng, chứ không đơn giản chỉ là một cảnh tự vẫn. Và cũng nhờ đó, tác giả cũng thể hiện được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm
5, 
Chiếc bóng trong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Chiếc bóng vừa là chi tiết thắt nút mà cũng là chi tiết mở nút cho toàn bộ tác phẩm. Chiếc bóng của Vũ Nương xuất hiện đầu tác phẩm khi Trương Sinh đi lính là chiếc bóng của tình yêu thương, của sự hy sinh và bù đắp tình yêu thương của một người mẹ dành cho con của mình. Chiếc bóng ấy thể hiện sự cô đơn mà những người phụ nữ có chồng đi lính như Vũ Nương phải chịu đựng. Chiếc bóng ấy khẳng định sự tảo tần, yêu thương, vừa làm tròn trách nhiệm của cha của mẹ mà nàng dành cho con. Cùng với đó, chiếc bóng không những là nguồn cơn, mà chiếc bóng còn là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nỗi hàm oan của nhân vật Vũ Nương. Bên cạnh đó, chiếc bóng còn gây nút thắt cho câu chuyện. Chiếc bóng chắc chắn đã làm cho Trương Sinh nghi ngờ và đinh ninh là Vũ Nương thất tiết, không còn chung thủy. Cuối cùng, chiếc bóng của Trương Sinh chính là chiếc bóng giải oan, là chiếc bóng đem đến sự trong sạch của Vũ Nương và tháo nút cho toàn bộ câu chuyện. Tóm lại, chi tiết chiếc bóng trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần thể hiện giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực, cũng như thắt nút và mở nút cho văn bản.
Câu 4 ko biết

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư