Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các chi tiết tự sự trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và ý nghĩa của nó

Các chi tiết tự sự trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và ý nghĩa của nó
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
5.648
38
22
Vũ Đình Hùng
10/10/2021 21:30:43
+5đ tặng

Chuyện cổ tích về loài người là một trong những bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi. Bài thơ in đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã lí giải nguồn gốc của loài người một cách độc đáo:

“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”

Hình ảnh trái đất lúc này còn chưa có sự sống. Khắp mọi nơi bao trùm bởi một màu đen. Trẻ em được sinh ra đầu tiên. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy. Vậy nên mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Cây cối, lá cỏ đã giúp trẻ con cảm nhận về kích thước. Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Dòng sông ra đời giúp trẻ con có nước để tắm. Biển xuất hiện để trẻ con suy nghĩ. Con đường hình thành để trẻ con tập đi. Mọi sự vật ra đời để đáp ứng nhu cầu của trẻ con.

Ngay cả những người thân trong gia đình cũng xuất hiện bởi trẻ con cần tình yêu, hiểu biết:

"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng..."

Người mẹ ra đời đem đến cho trẻ tình yêu thương. Chẳng thể nào phủ nhận tình mẫu tử - thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mẹ đã đem đến lời ru cho trẻ con. Trong lời ru đó đã gửi gắm âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng... của thiên nhiên để con trẻ cảm nhận. Lời ru cũng như tình yêu của mẹ đều có nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, tự nhiên như trời đất vốn có.
Lớn hơn một chút, trẻ con thích thú tìm hiểu về thế giới truyện cổ tích. Bà xuất hiện để kể cho trẻ con nghe:

"Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền

Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện"

Nhưng trẻ con còn cần phải học hỏi thêm những kiến thức. Vậy là bố đã xuất hiện. hờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “ biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh:

“Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất”

Trẻ con lớn dần lên, và cần biết thêm nhiều kiến thức. Vậy là trường học được mở ra để dạy trẻ em học, thầy cô giáo chính là người cung cấp kiến thức, dạy dỗ trẻ em nên người. Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo à những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kỳ diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh.

Với giọng thơ hồn nhiên, Xuân Quỳnh đã đem đến một lí giải thú vị về nguồn gốc loài người. Nhà thơ cũng gửi gắm tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em của mình.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo