Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn thuyết minh về loài cây có sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật

Viết đoạn văn thuyết minh về loài cây có sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật 
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.276
8
0
Nguyễn Nguyễn
12/10/2021 19:18:50
+5đ tặng

Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Chúng tôi là lúa một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam. Trải dài từ Bắc xuống chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp loài cây chúng tôi. Chúng tôi đã gắn bó thân thiết với làng quê, với người dân Việt Nam. Họ nhà lúa không chỉ là nguồn sống, đem lại những giá trị vật chất nuôi sống con người mà chúng tôi còn là người bạn tâm giao, cùng sẻ chia những vui buồn, ước vọng của người nông dân Việt Nam.

Cây lúa có nguồn gốc từ xa xưa, khi cuộc sống con người cần lương thực cho sinh hoạt thì cây lúa xuất hiện. Lúa là một loại cây trồng cổ có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu, triệu người trên Trái đất từ xa xưa đến nay… Đi khắp đất nước Việt Nam, từ Bắc vào Nam, từ miền ngược đến miền xuôi,… đâu đâu các bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh họ hàng nhà lúa chúng tôi trải rộng trên các cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa chúng tôi đã góp phần tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời cho đất nước.

Cây lúa chúng tôi sống chủ yếu là nhờ nguồn nước ngọt. Cây lúa phát triển khi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Lúa có bộ rễ chùm để dễ dàng hấp thụ nguồn chất dinh dưỡng xung quanh đất. Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng. Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80cm. Cây lúa phát triển theo từng giai đoạn nên đặc điểm của cây cũng khác nhau. Khi còn là mạ non thì lúa gồm nhiều nhánh lá và chưa hình thành rõ thân cây. Khi phát triển thì chúng tôi bắt đầu lớn và đến thời con gái cây lúa vươn mình. Cây lúa giai đoạn này có thân cây cao, thẳng và bắt đầu trổ bông với những bông sữa non. Khi những bông sữa có hạt thì cây lúa nghiêng mình và những bông lúa cong xuống giống như hình mũi liềm với những bông nặng trĩu hạt. Chắc hẳn đó sẽ là một vụ mùa bội thu của người nông dân.

Và để trồng được lúa cũng không khó nhưng cũng rất phức tạp bởi cây lúa cần có sự chăm sóc đặc biệt. Từ xưa ông cha ta khi trồng lúa đã rút ra kinh nghiệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vì thế mà với chúng tôi nguồn nước có vai trò vô cùng quan trọng. Để có một ruộng lúa phát triển thì ta phải đảm bảo luôn có nước trong ruộng. Và nguồn dinh dưỡng cho cây cũng rất cần thiết, nó sẽ đảm bảo cho cây phát triển tốt và mang lại năng suất cao. Thêm vào đó cũng cần đến sự chăm sóc chu đáo của người nông dân bởi cây lúa rất dễ mắc bệnh và nếu không được chữa kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.

Cây lúa ở Việt Nam canh tác theo hai vụ: lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10) âm lịch. Và cũng dễ thích nghi với nhiều loại đất như đất cát, đất thịt, đất phèn…Chúng tôi khi xinh ra cũng có rất nhiều loại phù hợp với đặc điểm thích nghi ở từng nơi. Nhưng có hai loại khác biệt là lúa nếp và lúa tẻ: Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa nếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các loại bánh như: Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.

Cây lúa chúng tôi còn là loài cây đứng thứ hai trên thế giới về số lượng xuất khẩu ở Việt Nam và là nguồn lương thực chính không thể thiếu. Trong mỗi bữa cơm những hạt gạo thơm ngon, mềm dẻo sẽ làm cho bữa cơm gia đình ấm áp và tràn đầy yêu thương. Không chỉ thể thân lúa khi thu hoạch xong còn là nguồn cung cấp thức ăn cho trâu, bò. Và loài người cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của chúng tôi trong cuộc sống của họ.

Cây lúa từ bao đời nay luôn là người bạn đồng hành của người nông dân trong cuộc sống. Chúng tôi mãi mãi là một biểu tượng của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế với những gì đẹp nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
Nguyễn Thị Hoài ...
12/10/2021 19:19:56
+4đ tặng

Trên triền đê dài miên man, lộng gió của cánh đồng quê nội, tôi chậm rãi ghé sát mình vào một mảnh ruộng để cảm nhận hương thơm dịu ngọt của đất. Văng vẳng bên tai tôi lời nói nhè nhẹ của chị lúa: “Chào bạn! Bạn có biết về cuộc đời họ lúa nước mình không? Mình giới thiệu với bạn này”.

Giọng lúa như tâm tình, thủ thỉ. Tổ tiên của mình bắt nguồn từ xa xưa, được con người phát hiện và thuần chủng nên trở thành cây lúa giống ngày hôm nay đấy. Họ hàng mình đông vui lắm nào là BC, bắc thơm, nếp cẩm, nếp cái nữa... Giống lúa Mộc Tuyền ngày trước phổ biến lắm, bạn biết không cây lúa trưởng thành cao gần bằng đầu người đó. Hạt lúa thơm ngon nhưng chưa đem lại năng suất cao bởi vậy không được bà con nông dân canh tác. Chúng mình là những giống lúa mới được nhà khoa học Lương Đình Của nghiên cứu lai tạo làm tăng thêm sức kháng thể và mang lại năng suất cao hơn, chất lượng cũng được nâng lên. Bạn thấy không, chúng mình thuộc thân cỏ khá mềm yếu, nên mọi người đoàn kết sống gần nhau, nương tựa vào nhau để gió không dễ dàng quật đổ. Lúa nước chúng mình thuộc loại rễ chùm nên đứng khá vững trên mảnh ruộng màu mỡ. Một cây lúa trưởng thành cao khoảng 70- 80 cm và có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km. Những cánh lá của mình dài, có lớp lông phủ trên bề mặt như những lưỡi gươm khua trong gió vậy.

Mình kể bạn nghe về cuộc đời mình nhé. Ở miền Bắc theo thời tiết, các bác nông dân trồng chúng mình theo hai vụ: chiêm và mùa. Vụ chiêm bắt đầu từ tháng giêng tới tháng sáu, còn vụ mùa từ tháng bảy tới tháng mười một. Tháng còn lại ruộng được cày ải và nghỉ ngơi để tiếp nối thời vụ năm sau. Khi mình còn là hạt thóc mẩy, căng tròn, người nông dân gieo chúng mình trên lớp bùn phì nhiêu, được che khum, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, từng mầm lá nảy lên biếc rờn. Lúc đó mình được gọi là mạ. Mạ đem ra ruộng cấy thì mình tên là lúa đó. Sống trong không gian khoáng đạt hơn, như bạn biết đấy, nghề nông phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Như dân gian thường nói:

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên”

Mình nghe chị gió tâm tình, thấy họ hàng lúa nước còn thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của ruộng bậc thang, còn dọc dải đất miền Trung có khi mưa bão, bà con bị mất trắng. Bạn biết không, chỉ sau một tháng trên ruộng, lúa chúng mình đang độ thì con gái. Cả cánh đồng lúc ấy căng tràn sức sống, mơn mởn, đó là giai đoạn chúng mình trưởng thành. Lúc này các bác nông dân bón một số loại phân bón như NPK, Kali... Cụm rễ làm việc siêng năng, bấu vào đất mà hút chất dưỡng chất chuẩn bị cho lúa trổ đòng. Những bông lúa trĩu nặng hạt tròn mẩy khiến thân lúa mình uốn cong. Suốt hai thời vụ, người nông dân thường xuyên ra thăm ruộng để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm như bạc lá hay khô vằn. Công việc nặng nhọc, vất vả bởi các bác thường dọn cỏ, bắt sâu trên lá. Thật đúng là:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Hạt thóc của chúng mình khi vàng ươm được máy gặt về. Những bó lúa dày hạt là thành quả cho cả quá trình lao động miệt mài của người lao động. Sau khi lúa gặt về, chỉ còn lại trên cánh đồng những gốc rạ khẳng khiu. Cả cuộc đời mình gắn bó với người nông dân như thế đấy.

Mình đang sống và cống hiến sức mình cho cuộc đời, bạn ạ. Nhờ có hạt thóc nhỏ giúp nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo trên thị trường quốc tế. Hạt ngọc thực làm cuộc sống dân ta trở nên no đủ hơn. Nhìn những cô cậu học trò khôn lớn mình cũng thấy phần nào tự hào về đóng góp của mình.

Mặt trời ngả bóng về phía tây, tôi tạm biệt các bạn lúa. Đi trên triền đê lộng gió trở về làng, tôi phóng tầm nhìn rộng hơn, cả cánh đồng vẫn dập dờn trong gió, ghé đầu vào nhau trò chuyện. Qua câu chuyện ngắn ngủi của lúa giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về cây lương thực này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×