Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nếu những cảnh được tả trong 8 câu thơ cuối

Giúp mình trả lời mấy câu hỏi bài KIều ở lầu Ngưng Bích
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Đọc 8 câu thơ cuối và trả lời
các câu hỏi.
Câu 1: Nếu những cảnh được
tả trong 8 câu thơ cuối? Mỗi
cảnh gợi nghĩ đến tâm trạng
của Kiều như thế nào?
Câu 2: Xác định những biện
pháp nghệ thuật được sử dụng
trong tám câu thơ và nêu tác
dụng của những biện pháp
nghệ thuật ấy?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
387
1
0
Tạ Thị Thu Thủy
14/10/2021 14:55:47
+5đ tặng

Câu 1
8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Thúy Kiều thông qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Cảnh vật ở đây là cảnh thực, là bức tranh quanh lầu Ngưng Bích. Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều:
- Hình ảnh “cửa bể chiều hôm” và “thuyền ai thấp thoáng” gợi hình ảnh con thuyền xa vời lúc ẩn, lúc hiện giữa biển khơi, cũng như gợi ra một hành trình lưu lạc, một tương lai mờ mịt của cuộc đời Kiều.
- “Ngọn nước mới sa” hay chính là cuộc đời Kiều đang êm đềm phẳng lặng bỗng gặp vực sâu như ngọn nước này.
- “Hoa trôi man mác” là hình ảnh những bông hoa bị dòng nước cuốn trôi, xô đẩy, cũng như chính Kiểu đang bị các thế lực tàn bạo trong xã hội vùi dập.
- “Nội cỏ rầu rầu” gợi hình ảnh những nội cỏ héo úa không còn sức sống hay chính là cuộc đời Kiều cũng đang úa tàn\
- “Gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” miêu tả tâm trạng lo sợ hãi hùng của Kiều.
=> Mỗi hình ảnh, mỗi một ngôn từ miêu tả thiên nhiên đều mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm trạng đau buồn và số phận đau khổ của Kiều.
Câu 2
Những biên pháp nghệ thuật được sử dụng trong 8 câu thơ cuối bài " Kiều ở lầu Ngưng Bích" là :
Hai tiếng "Buồn trông" được lặp lại bốn lần ở trong đoạn trích, vừa như gói gọn tâm thế của Kiều ở lầu Ngưng Bích, vừa tại nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. => Nghệ thuật: Điệp ngữ
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Tả cảnh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng buồn của Kiều.
Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ.
Đoạn thơ này có giá trị nhân văn sâu sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phùng Minh Phương
14/10/2021 14:56:34
+4đ tặng

Câu 1:
- Cặp lục bát 1:
 Phân tích hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa” gợi tả nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ - những người sinh thành ra mình, nàng cảm thấy xót xa.

- Cặp lục bát 2: Phân tính hình ảnh “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi man mác” gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Tâm trạng của Thúy kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực.

- Cặp lục bát 3: Phân tích hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất” gợi tả sự vô định của Kiều. Từ láy “rầu rầu” gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương, màu xanh tàn úa, héo hắt.

- Cặp lục bát 4: Phân tích hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” gợi sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều. Sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều, cũng là những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua.

=> Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×