Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong mỗi đoạn văn sau

BÀI 1: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong mỗi đoạn văn sau ? Hãy cho biết nội dung của từng đoạn. ( mỗi đoạn viết thành 01 câu văn) Đoạn 1 : “Chiếc nón là đồ vật truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ dùng để che mưa che nắng, mà còn tôn thêm vẻ đẹp thanh tân, uyển chuyển của người thiếu nữ Việt Nam. Loại nón thứ nhất là nón Truông. Nón Truông được làm ra từ làng Truông (thuộc hụyện Thanh Oai – Hà Nội). Loại nón này nặng, cứng và chắc, thường dùng trong những hoạt động thường ngày. Loại thứ hai là nón Bài thơ. Đây là loại nón được làm ra từ vùng đất kinh kì – cố đô Huế”.  (Bài viết của học sinh) Đoạn 2 : “Vùng vẫy mãi cũng chán, tôi quyết định gọi bác thợ ảnh đến, chơi “trò” chụp ảnh. Bác thợ ảnh vui tính sẵn sàng chiều theo ý tưởng “sáng tác” và “biểu diễn” của tôi như sau : Chờ một con sóng thật to ùa đến, tôi sẽ nhảy lên thật cao cho sóng bắn tung toé và lúc ấy bác thợ ảnh mới được bấm “xoạch” một cái. Tôi muốn bọn bạn ở nhà sẽ phải lác mắt vì những gì tôi đã làm ở nơi thần tiên này. Sóng đến rồi kìa ! Tôi hít thật sâu, dang hai tay ra và nhảy lên thật cao. Bác thợ ảnh cũng đã “sẵn sàng” ! Nhưng tệ quá, con sóng quái quỷ đã chơi khăm tôi một vố đau đớn : Nó đã giữ lại chiếc quần cộc mẹ mới mua cho tôi và cuốn đi mất tăm… Sau vụ việc mất quần, tôi đã phải “vất vả” mới về được đến khách sạn… Tất nhiên, tấm ảnh độc đáo ấy chỉ có tôi và bác thợ ảnh biết thôi !” (Theo Nguyễn Thành Luân, báo Thiếu niên tiền phong) Đoạn 3 : “… Mùa đông lạnh lắm. Mọi vật xung quanh đều lạnh cả. Nhưng đôi tay của bé, bộ ngực của bè và đôi môi hồng của bé vẫn ấm áp. Bởi trong bé có một ngọn lửa ! Chả thế mà mùa đông, mẹ thích hôn lên má bé, Ngọn lửa trong bé sưởi ấm cho mẹ. Thật thú vị biết bao khị mỗi con người là một ngọn lửa thiêng liêng soi sáng và sưởi ấm cuộc đời này !” (Võ Phượng, báo Phụ nữ Việt Nam, số 47) Bài 2: Trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài có hai đoạn tả cảnh rất đáng chú ý : “… Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” … “Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. a) Cảnh được tả qua cái nhìn của ai ? Đó là những cảnh gì ? b) Theo em, các đoạn văn trên là đoạn văn miêu tả hay biểu cảm? Vì sao? c) Các từ láy trong đoạn văn thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì ? d) Có bạn cho rằng từ “kinh ngạc” trong đoạn văn thứ hai đã diễn tả nỗi đau khổ của một đứa trẻ (nhân vật Thành). Em có đồng ý với nhận xét này không ? Nêu đánh giá cảm nhận của em, về cách sử dụng phó từ vẫn trong đoạn văn thứ hai. Bài 3: Hãy viết 10 dòng bày tỏ cảm xúc của em về hình ảnh đôi mắt của mẹ.
0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
324

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×