Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về áo dài


thuyết minh về áo dài ( sử dụng biện phá p tu từ tự thuật, áo dài xưng ' tôi '  )

 

 

Gia Kiet Hoang Nguyen cmt thì chết sớm

1 trả lời
Hỏi chi tiết
119
1
2
Scakyara
17/10/2021 18:14:58
+5đ tặng

Đất nước Việt Nam là một đất nước có truyền thống và nền văn hóa lâu đời. Mỗi người dân Việt Nam đều sở hữu một tâm hồn đầy nhiệt huyết và lòng dũng cảm. Đất nước chúng ta có điều mà các nước trên thế giới không quốc gia nào có được, nó chỉ có độc quyền ở Việt Nam chính là tà áo dài – một bộ trang phục nói lên văn hoá của đất nước hình chữ S. Tà áo dài đã tôn lên nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam: giản dị, mộc mạc nhưng giàu ý nghĩa sâu sắc. Sau đây, tôi xin giới thiệu với các bạn về chiếc áo dài.

Thật vậy, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam từ rất lâu đời, nó được bắt nguồn từ chiếc áo tứ thân của cha ông ta ngày xưa. Ở chiếc áo dài nguyên thuỷ, ta có thể thấy áo dài từ cổ xuống dưới chân, cổ áo cao, cài nút chéo ngang, áo gồm hai thân. Áo dài từ trên xuống dưới gần chấm chân. Tay áo dài, không có cầu vai. cổ áo liền như áo bà ba. Đó là ở chiếc áo nguyên gốc nhưng còn ở ngày nay, áo dài đã được thiết kế ra hàng trăm kiểu khác nhau dựa trên sườn và hình dáng của chiếc áo dài ngày xưa nhằm đưa ra nhiều lựa chọn cho người dùng. Để giúp người mặc đi lại dễ dàng thì tà áo dài được xẻ từ eo xuống, đồng thời cũng tạo nên được sự mềm mại, thướt tha, yểu điệu. Áo dài có thể đi với quần trắng hoặc quần cùng màu. Sự giản dị có ở áo dài đã tôn lên được nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam, giúp họ càng trở nên trang nhã và đài các hơn. Áo dài cứ sống mãi theo thời gian đã trở thành trang phục truyền thống của dân tộc ta. Cho đến sau năm 1975, áo dài được lên ngôi, chiếm vị trí độc tôn trong các lễ hội, giao dịch quốc tế. Áo dài ngày càng được thiết kế phong phú về màu sắc, kiểu dáng. Bên cạnh đó thì chất liệu cũng được thay đổi không ngừng nhưng phổ biến nhất là gấm Thái Tuấn, lụa tơ tằm, lụa thường. Cả về kiểu dáng cũng rất đa dạng: cổ áo có thế cách điệu là cổ tròn phổ biển nhất là cổ kín cao 2,1 phân. Tuy không màu mè nhưng nhìn áo dài vẫn trẻ trung thanh lịch. Áo dài là một bộ trang phục rất mộc mạc và đơn giản nên có thể thích hợp với mọi độ tuổi, tầng lớp xã hội: từ giàu đến nghèo, từ trẻ em đến cụ già. Áo dài có thể thay đổi để phù hợp với từng độ tuổi từ cách thức cho đến kiểu may để giúp người mặc tự tin và sang trọng. Khi mặc áo dài chúng ta cũng cần phải chú ý cách đứng sao cho thật khoan thai.Chiếc áo dài cũng có rất nhiều loại như :Áo dài tân thời,Áo dài Lemur,Áo dài Trần Lệ Xuân,Áo dài với tay Raglanvà nhiều loại áo dài khác để thỏa mãn nhu cầu của phụ nữ 

Để có thể dùng lâu bền chúng ta cần phải có cách sử dụng hợp lí: khi mặc xong phải giặt ngay bằng tay, vò nhẹ nhàng, không dùng bàn chải tránh làm gãy cổ áo. Còn nếu ta giặt bằng máy thì phải bỏ vào túi lưới và giặt ở chế độ nhẹ để không làm gãy cổ áo và giữ cho áo được bền lâu. Đối với các loại áo dài làm bằng the hoặc nhung thì phải đem ra tiệm hấp chứ không giặt. Ngoài ra chúng ta cũng phải biết cách bảo quản áo dài: giặt xong, áo dài phải được phơi bằng mốc áo, còn khi khô thì phải ủi áo với nhiệt độ vừa phải, tuỳ theo chất liệu áo. Khi đi xa, nếu chúng ta muốn mặc áo dài thì phải xếp theo cách cuộn tròn để không làm gãy cố áo và tránh làm áo bị nhăn. Bởi áo dài cũng mộc mạc và giản dị như tính cách của chính con người Việt, áo dài cũng giống như gương mặt đại diện cho tiếng nói của dân tộc Việt Nam nên áo dài đã đi vào cuộc sống cùa mọi người một cách thân quen và trang trọng. Nó gắn liền với chúng ta trong công việc và cả trong học tập. Các cô giáo, nhân viên nhà nước, nữ sinh cấp ba đều chọn áo dài làm trang phục đi làm và đi học của mình. Có thể nói áo dài là một niềm tự hào cùa dân tộc ta vì vào năm 1995, tà áo dài đưa Việt Nam đến với danh hiệu “Trang phục truyền thống đẹp nhất”. Đó thật sự là niềm vinh quang cho đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, tại Tokyo, trong cuộc thi hoa hậu thế giới năm 2004, hoa hậu Nguyễn Thị Huyền đã mặc áo dài để giới thiệu với bạn bè thế giới về văn hoá của Việt Nam. Điều đáng mừng hơn là có nhiều người khen đẹp và tỏ ra thích thú khi biết đó là bộ trang phục truyền thống của nước ta. Năm 2007, hoa hậu trái đất từ Chi Lê, Philipin, Singapore,… đã rực rỡ khoe sắc cùng tà áo dài, nón lá tại Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, ta có thể thấy áo dài là một niềm tự hào vô cùng to lớn của đất nước chúng ta. Bởi nó đã đưa văn hoá nước ta ra tầm thế giới. Bên cạnh đó, áo dài cũng là hình ảnh nói lên tâm hồn và khát vọng cùa người dân Việt Nam. Nó đã thể hiện lên nét đẹp của phụ nữ Việt: giản dị, mộc mạc, và kín đáo.

Chiếc áo dài đã trở thành bộ trang phục rất đỗi thân quen đối với mỗi người dân Việt Nam. Áo dài sống mãi với thời gian, cùng dân tộc ta lớn lên để rồi đi khắp năm châu bốn biển. Chúng ta phải biết giữ gìn vốn quý này để chiếc áo dài mãi là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam: đẹp mà giản dị, thanh tao

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k