Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khi khắc họa chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” (“Truyện Kiều”)

Khi khắc họa chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” (“Truyện Kiều”)

Qua đoạn thơ trên kết hợp với hiểu biết về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng- phân- hợp khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều, trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu cảm thán và một phép liên kết.Chỉ rõ

mình cần gấp ạ!!!

 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
585
0
0
Kira
19/10/2021 09:42:33
+5đ tặng

 

Việc chép nhầm như vậy có ảnh hưởng đến nội dung của bài thơ. Vì từ "buồn" không truyền tải sắc thái tức giận, hờn ghen của thiên nhiên của thiên nhiên trước sắc đẹp của Thúy Kiều như từ "hờn". Vì thế, không thể nào mà diễn tả được sắc thái trang trọng và vẻ đẹp tuyệt sắc của Thúy Kiều khiến cho thiên nhiên cũng phải hờn ghen, tức giận.

-----

Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Thúy Kiều là người con gái mang vẻ đẹp của cả tài, tình lần sắc. Thật vậy, khi tả đến Thúy Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy và nhiều câu thơ hơn để diễn tả vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều. Khi tả Kiều, Nguyễn Du đã tả cả sắc và tài của nhân vật này "So bề tài sắc lại là phần hơn". Những câu thơ như "Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước, nghiêng thành/ Sắc đành họa một, tài đành họa hai". Ôi, Thúy Kiều là cô gái đẹp và Kiều có đôi mắt đẹp như làn nước hồ mùa thu, lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân! Vẻ đẹp của Kiều đến hoa và liễu còn phải "ghen", phải "hờn". Nếu như miêu tả Thúy Vân, tác giả sử dụng những từ "thua, nhường" thì những từ "ghen, hờn" khi miêu tả Kiều gợi ra một sự bấp bênh, sóng gió, hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều. Vẻ đẹp của cô khiến cho thiên nhiên còn phải hờn ghen, giận dữ, đó là vẻ đẹp "nghiêng nước, nghiêng thành". Hơn nữa, khi tả Kiều, tác giả chỉ tập trung miêu tả đôi mắt của Kiều, đây chính là nghệ thuật điểm nhãn, đặc tả đặc sắc của Nguyễn Du. Sau đó, khi tập trung tả về tài năng của Kiều, bạn đọc có thể cảm nhận được sự tài hoa của Kiều, bút pháp lý tưởng hóa nhân vật của Nguyễn Du. Theo quan niệm phong kiến xưa, người phụ nữ không được thành thạo "cầm, kỳ, thi, họa" như nam nhi. Thế nhưng, Kiều lại là người như vậy và cô còn là cô gái có trí tuệ thông minh tuyệt đối, thuộc làu cung thương, ngũ âm. Đặc biệt nhất, có lẽ là tiếng đàn của Kiều đã tạo nên được khúc bạc mệnh vô cũng não nề, khiến cho ai nghe cũng vô cùng đa sầu đa cảm. Tất cả những vẻ đẹp của Kiều đều là dự báo cho số phận ba chìm bảy nổi của nhân vật sau này. Tóm lại, Thúy Kiều đã được tác giả Nguyễn Du khắc họa bằng bút pháp lý tưởng hóa, nổi bật với vẻ đẹp toàn diện cả sắc và tài và dự cảm cho một số phận bấp bênh, lưu lạc sau này của nhân vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo