Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
     Đoạt sáo Chương Dương độ,
     Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Câu 1. Em hãy cho biết đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả? Em hãy chép phần còn lại để hoàn thành bài thơ. 
Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó. 
Câu 3. Em hãy tìm một từ ghép trong bài thơ và cho biết đó là loại từ ghép gì? 
Câu 4. Bài thơ trên đem lại cho mỗi chúng ta bài học gì về dựng nước, giữ nước? 
Câu 5. Phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình trong bài Phò giá về kinh?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
580
1
0
Tạ Thị Thu Thủy
19/10/2021 10:31:39
+5đ tặng

Câu 1:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên cố gắng

Non nước ấy ngàn thu.

Câu 2:

Tên bài: Phò giá về kinh (Tụng gia shoanf kinh sư)

Thể thơ: Ngũ ngôn tứ  tuyệt Đường luật

Hoàn cảnh ra đời: Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, Trần Quang Khải đã tức cảnh làm bài thơ này

 

Câu 4:

Sự khác nhau giữa hai cầu đầu và hai câu sau: Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình được nói ở hai câu còn lại.

cách biểu ý:

-Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược. Tác giả đã đảo trật tự thời gian khi nói về các chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương đã diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước vì không khí chiến thắng vẫn còn đang trào dâng trong lòng tác giả. Sau đó ông mới trở lại với không khí chiến thắng Hàm Tử (nếu xét về trật tự thời gian thì chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước chiến thắng Chương Dương 2 tháng). Đây là một nét đặc sắc khiến cho hai câu thơ ngắn gọn giàu sức gợi tả.

- Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước, của dân tộc. Chúng ta không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Đó là suy nghĩ trí tuệ biết lường trước được mọi việc, tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh đạo tài ba biết lo cho dân cho nước.Khát vọng hòa bình không chỉ là khát vọng của riêng người lãnh đạo mà thể hiện khát vọng to lớn của cả một dân tộc.

Câu 5:

- Điểm giống nhau của hai bài thơ :

+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.

+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.

+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.

- Sự khác nhau :

+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Nguyệt
19/10/2021 10:46:01
+4đ tặng
câu 1: đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm PHÒ GIÁ VỀ KINH của tác giả Trần Quang Khải
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.
Câu 2:Thể thơ : Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ( bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ, thường gieo vần chân – cuối câu 1,2,4 )
câu 3: Từ "non nước" trong câu thơ "Non nước ấy ngàn thu" là từ ghép đẳng lập
câu 4: Cần phải biết giữ nước, các ông cha đã có công dựng nước vì thế chta cần cố gắng giữ nước, sẽ cố gắng học chăm và giỏi để xứng đáng với danh hiệu cháu ngoan bác hồ.
câu 5:Trong hai câu mở đầu bài thơ, tác giả đã nhắc đến hai chiến thắng lẫy lừng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến là: Chương Dương và Hàm Tử, và trong trận Chương Dương Trần Quang Khải chính là vị tổng chỉ huy tối cao. Hai câu thơ đối ngẫu rất chỉnh, nghệ thuật đảo ngữ với một loạt các động từ mạnh "đoạt", "cầm" đưa lên đầu câu, kết hợp với nhịp thơ nhanh, gấp, nhịp 2/3 , tác giả đã phần nào tái hiện và làm nổi bật không khí chiến đấu vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt của quân, dân ta. Đồng thời cho thấy tư thế làm chủ, chủ động tiến công quân giặc của ta. Trận chiến Chương Dương vốn diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) còn trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 năm Ất Dậu (1285). Theo lẽ thông thường trận chiến nào diễn ra trước sẽ được nhắc đến theo trình tự thời gian, nhưng ở đây tác giả đang sống trong tâm trạng hân hoan của chiến thắng Chương Dương mà gợi nhớ lại chiến thắng Hàm Tử cách đó hai tháng. Không cần phải sử dụng đến quá nhiều ngôn ngữ mà chỉ bằng hai câu thơ ngũ ngôn ngắn ngủi nhưng cũng đủ để vị tướng nhà Trần giúp cho người đọc cảm nhận được hào khí chiến thắng ngất trời của quân ta, đồng thời gợi lên trong lòng người đọc niềm tự hào sâu sắc về sức mạnh của dân tộc Đại Việt ta.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo