Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây: a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai. b) Cái đồng hồ báo thức. c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích

Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:
a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
b) Cái đồng hồ báo thức.
c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
Lưu ý: Không nhìn mạng hay sách giải. Viết đủ theo số hàng bên dưới.
16 trả lời
Hỏi chi tiết
16.752
135
42
Huyền Thu
25/02/2018 19:11:25
* Đồng hồ báo thức I. Mở bài : Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)
- Nhân dịp đầu năm học mới
- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức
II. Thân bài:
1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu
- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..
- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
- Có bốn cây kim: kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
- Phía sau có một cái hộp màu đen chứa bộ máy chính.
III. Kết bài:
- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
102
44
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:02:47
Tả cái đồng hồ báo thức
Dàn ý chi tiết
1) Mở bài:
- Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín của em, bố mua tặng em chiếc đồng hồ báo thức.
- Nó là một vật dụng rất gần gũi với em.
2) Thân bài:
- Vỏ đồng hồ là một khối nhựa cứng hình chữ nhật.
- Mặt số màu trắng, các chữ số màu đen.
- Quanh mặt số có mạ một viền bằng đồng xi bóng loáng.
- Bao ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.
- Đinh trên mặt số là bốn cây kim:
+ Kim giờ màu đỏ, to, ngắn nhất.
+ Kim phút nhô dài hơn
+ Kim giây bé nhất.
+ Kim báo thức có màu xanh lá cây - phía sau đồng hồ có các nút để lấy giờ và hẹn giờ.
- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin
- Phía dưới có chân đế để giúp đồng hồ không bị ngã.
- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.
- Tiếng nhạc chuông báo thức nghe trong trẻo, ngân vang.
3) Kết bài:
- Chiếc đồng hồ luôn chăm chỉ đếm thời gian.
- Đồng hồ giúp em học bài đúng giờ giấc.
- Đổng hồ gợi nhắc em biết tận dụng thời gian để làm việc có ích.
64
53
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:04:06
Lập dàn ý miêu tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
1. Mở bài :
– Sách do đâu em có ? Vào thời gian nào ?
– Nhận xét đầu tiên của em đối với quyển sách.
2. Thân bài:
– Hình dáng: Hình dáng quyển sách như thế nào ? Kích thước ? Dày mỏng ? Khoảng bao nhiêu trang ?
– Bìa sách ra sao ?
– Trong ruột sách như thế nào ? Chất liệu giấy ? (màu giấy, màu chữ, tranh minh họa ?)
– Được sắp xếp khoa học ? Hợp lý ?
– Tranh vẽ nhiều màu sắc, rõ, đẹp
– Cỡ chữ to ? Dễ đọc ?
Em đặc biệt thích môn học nào ?
3. Kết bài:
– Em giữ gìn quyển sách như thế nào?
– Tình cảm của em ?
78
45
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:05:48
a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Dàn bài: Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai.
1) Mở bài:
- Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2.
- Trong bộ sách giáo khoa lớp 5 của em.
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Sách hình chữ nhật, kích thước 18cm x 24 cm, dày 176 trang.
- Tả từng bộ phận:
+ Bìa làm bằng giấy cứng, láng, in hình các bạn đội viên với chiếc khăn quàng đỏ thắm và bộ đồng phục học sinh đang ngồi cùng nhau tìm hiểu về quê hương đẹp xinh.
+ Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người nông dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai.
+ Các môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biển gây được sự chú ý nhất định.
+ Trước mỗi chủ điểm đều giành hẳn một trang minh họa cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh họa rõ ràng, màu sắc đẹp, hấp dẫn, thu hút sự chú ý, làm cho bài học dễ hiểu hơn.
- Công dụng:
+ Quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai sẽ theo em suốt học kì cuối của năm học, những kiến thức mới trong đó sẽ mở mang thêm trí óc non nớt của chúng em.
+ Mỗi bài tập đọc, mỗi bài kể chuyện… lại đem đến cho chúng em những bài học bổ ích, dạy chúng em cách sống sao cho hữu ích.
+ Không chỉ quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai, cả bộ sách giáo khoa lớp Năm, rất cần thiết và quan trọng đối với chúng em. Chúng không những hỗ trợ nhau trong việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức toàn diện cho chúng em mà còn góp phần khơi gợi, hình thành ở chúng em nhân cách tốt.
65
34
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:06:14
b) Cái đồng hồ báo thức.
1) Mở bài:
Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.
2) Thân bài:
- Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.
- Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.
- Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.
- Mặt số màu trắng.
- Quanh mặt số có viền màu đen.
- Có bốn kim.
• Kim giờ to, ngắn.
• Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.
• Kim giây bé nhất.
• Kim báo thức màu xanh nhạt
- Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.
- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.
- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.
- Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.
3) Kết bài:
- Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.
- Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc
- Không để thời gian trôi đi vô ích.
44
32
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:09:11
Lập dàn ý miêu tả Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Thân bài:
- Tả bao quát:
  • Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
  • Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
  • Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:
  • Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
  • Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
37
32
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:13:59
(Dàn ý chi tiết tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích)
I. Dàn ý tả bộ sa-lông phòng khách
1. Mở bài:
Giới thiệu bộ sa-lông: đặt ở phòng khách.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Bộ sa-lông màu nâu, gồm một ghế dài và hai ghế rời ra. Thân ghế, lưng ghế, tay ghế được bọc bằng vải simili, nệm ghế bọc vải nỉ màu xám.
b. Tả chi tiết:
- Ghế rời, rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang tám mươi xăng-ti-mét,
- Ghế dài ngang một phẩy tám mét, rộng sáu mươi xăng-ti-mét.
- Vải bọc nệm: nỉ tốt màu xám.
- Gối tựa làm bằng cao su, áo gối may bằng vải sợi tổng hợp dệt kiểu gấm hình lá, màu cà phê sữa.
- Bàn sa-lông: mặt bàn bằng kính tám li, chân bàn bằng thép trắng, kệ để báo bên dưới bằng gỗ, đánh véc-ni bóng loáng.
- Sử dụng: dùng để tiếp khách hoặc cả nhà ngồi xem ti vi, trò chuyện.
- Nêu cách giữ gìn bộ ghế sa-lông: Mẹ trải khăn bàn, em lau sạch bụi hằng ngày. Giặt và ủi vỏ bọc nệm khi sa-lông bẩn, không để vật có cạnh sắc nhọn lên đệm và thân ghế.
3. Kết luận:
Tình cảm của em đối với bộ sa-lông (Sa-lông ôm ấp em khi em nằm lên ghế dài cho đỡ mệt. Mơ màng, em cảm nhận được sự êm ái của sa-lông).
31
30
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:16:33
c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. 1. Mở bài:
Giới thiệu đồ vật định tả: cái tủ lạnh (gia đình em mua lúc nào? Tủ lạnh hiệu gì?)
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, có dung tích 120 lít. Vỏ tủ lạnh làm bằng thép trắng (inox) (có thể tả màu sơn của tủ lạnh).
b) Tả chi tiết:
- Tủ lạnh có mấy cửa? (hai cửa). Tủ lạnh được đặt chắc chắn lên bục bằng nhựa tốt mang tên hãng sản xuất tủ (Toshiba).
- Mở cánh cửa nhỏ là phần trên tủ lạnh, đó là ngăn làm đá. Ngăn đá chia làm hai tầng, và hai hộc đeo trên cánh cửa.
- Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn. Có bốn hộc đeo ở cánh cửa.
- Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ.
c. Sử dụng và gìn giữ tủ như thế nào?
Mẹ cất thức ăn giữ lạnh cho khỏi ôi thiu. Tủ lạnh giúp bảo quản rau tươi lâu.
- Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần.
- Mẹ lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ.
3. Kết luận:
- Nêu suy nghĩ của em về ích lợi của tủ lạnh (tiện dụng, bảo vệ sức khoẻ).
- Nêu cảm xúc của em đối với tủ lạnh (xem tủ lạnh như một người bạn thân thiết quen thuộc như mọi vật trong nhà).
29
25
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:17:33
Dàn ý chi tiết tả một đồ vật hay một món quà có ý nghĩa với em)
Gợi ý:Các em có thểtả sách vở, bút, chì màu, áo sơ-mi, đồ chơi, bàn học, kệ sách ...
I. Dàn ý bài văn tả hộp bút:
1. Mở bài:
Giới thiệu đồ vật định tả (cái hộp bút): em có từ bao giờ? (nếu là quà thì do ai tặng?) - Cô giáo lớp ba tặng thưởng.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Hộp bút hình chữ nhật dài hai mươi xăng-ti-mét, rộng bảy xăng-ti-mét, bề dày hai xăng-ti-mét, được làm bằng nhựa tốt.
- Hình bên ngoài trang trí ra sao? (hình búp bê, màu in đẹp, trang nhã).
b. Tả chi tiết:
- Bên trong hộp bút thế nào? Có mấy ngăn? (bên trong làm bằng nhựa màu hồng, có hai ngăn: một ngăn lớn để bút và thước; một ngăn bé để tẩy, đồ gọt bút chì, các ngăn này làm bằng nhựa mềm, cái giắt bút may bằng vải nhựa).
- Em đóng mở hộp bút như thế nào? (Chốt đóng mở làm bằng thép trắng ở phần nắp hộp, hai thanh nam châm ở phần hộp. Cái hộp viết có thể đóng mở như một quyển sách.).
- Món đồ vật đó có ý nghĩa gì đối với em? (Cô giáo lớp ba tặng thưởng do em đạt điểm giỏi kỳ thi học kì II. Đó cũng là vật kỉ niệm để em nhớ mãi về cô. Em luôn nhớ về cô: cô hiền, yêu học sinh như yêu con.).
- Em giữ gìn hộp bút như thế nào? (lau sạch hàng tuần, không ném mạnh, đóng mở hộp nhẹ nhàng).
3. Kết luận:
- Nêu cảm xúc của em đối với đồ vật đã tả (biết ơn cô giáo đã dìu dắt, dạy dỗ, trân trọng giữ gìn món quà của cô).
- Cố gắng học giỏi để cô vui lòng.
32
19
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:20:01
Dàn ý chi tiết tả một đồ vật hay một món quà có ý nghĩa với em)
Dàn ý bài văn tả con heo đất:
1. Mở bài:
Giới thiệu đồ vật định tả (con heo đất do bà ngoại tặng).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Con heo đất màu hồng sen, có hình dáng giống con heo vẽ ở bức tranh Đông Hồ, to bằng cái ấm tích.
b. Tả chi tiết:
- Đầu heo đất vẽ tai, mắt. Mũi của nó được làm nhô ra, mông nó to, tròn trĩnh.
- Mắt heo đất được vẽ bằng mực đen, tai nó như hai cái lá bé xíu nhú lên, hai má heo sơn hồng, hai lỗ mũi của nó vẽ bằng sơn đen. Bốn chân heo đất bằng phẳng để đứng vững vàng. Đuôi heo đất là một nét vẽ uốn cong ngộ nghĩnh.
- Trên mông heo đất có rãnh để bỏ tiền vào bụng heo.
c. Công dụng của đồ vật:
- Heo đất ăn tiền (tiền bỏ ống để dành) không ăn thức ăn.
- Heo đất giúp em biết tiết kiệm, bớt ăn quà vặt để nuôi heo không thì heo “đói”.
d. Cảm xúc của em đối với đồ vật: .
- Nâng niu giữ gìn vì đây là quà tặng của ngoại.
- Để heo trong tủ, cẩn thận giữ gìn kẻo heo bị vỡ.
3. Kết luận:
- Em yêu ngoại, biết ơn ngoại vì đã yêu thương em.
- Em cố gắng học giỏi để đáp lại tình thương yêu của ngoại.
41
17
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:20:25
(Dàn ý chi tiết tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống)
I. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng: (Trống đồng Đông Sơn)
1. Mở bài:
Giới thiệu đồ vật định tả: trống đồng Đông Sơn, trưng bày tại viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Chất liệu: đúc bằng đồng.
- Hình dáng: hình khối trụ cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu.
b. Tả chi tiết:
- Mặt trống: tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét, gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Đó là các hình: người múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi chài, hoạ tiết lông công, hoạ tiết hình chim.
- Giữa mặt trống là hình ngôi sao, mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Vành khắc hình chim có mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Ngôi sao giữa tâm là biểu tượng cho tục thờ thần Mặt Trời của người Việt cổ.
- Thân trống: hình khắc nổi trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh sắp xếp rất cân đối.
- Chân trống: trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn.
- Công dụng của trống đồng: trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ.
- Ý nghĩa lịch sử của trống đồng: hoa văn trên mặt trống thể hiện xã hội Lạc Việt xưa kia và nền văn minh nông nghiệp của người Việt cổ.
c. Cảm xúc của em khi được xem trống:
- Xúc động, tự hào về nền văn hoá cổ xưa của dân tộc.
3. Kết luận:
Cố gắng học chăm, giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Hồng.
24
24
Portgas ( Gol ) D. ...
26/02/2018 21:21:20
(Dàn ý chi tiết tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống)
Dàn ý bài văn tả một đồ vật trong nhà truyền thống: (cờ thi đua)
1. Mở bài:
Giới thiệu đồ vật định tả: cờ giải nhất môn “Đố vui để học” do huyện uỷ tặng thưởng. Cờ được trưng bày tại phòng truyền thống nhà trường.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Cờ may bằng vải sa-tanh bóng loáng, màu đỏ thắm viền rua màu vàng đậm. Cờ treo trong khung gỗ có chân đế.
- Lá cờ hình tam giác, cạnh đáy của tam giác là đầu cờ. Cờ rộng hai mươi bảy xăng-ti-mét, dài ba mươi lăm xăng-ti-mét.
b. Tả chi tiết:
- Cạnh đáy tam giác (đầu cờ) được may chần để luồn nẹp cứng treo vào khung.
- Chữ thêu bằng chỉ màu vàng: Giải I “Đố vui để học” - huyện Cần Giờ - 2012.
- Hình ảnh được thêu trên cờ: Một quyển sách để mở dưới bó đuốc cháy sáng.
- Cờ được lồng dây rua vàng và treo trong khung gỗ có chân để đánh vec-ni bóng loáng.
- Chân gỗ của cờ chạm khắc nhiều vòng tròn có hoa văn hình lá tre sắc sảo.
- Nơi đặt cờ: tủ kính trưng bày hiện vật mà trường đã lãnh thưởng trong nhiều năm qua. Tủ trưng bày treo sát tường trái, cạnh bục gỗ treo trống Đội.
- Ý nghĩa của cờ: Phần thưởng ghi nhận thành tích đội “Đố vui để học” đã giành được. Cờ được giữ gìn và trưng bày để học sinh chúng em phát huy học tốt, học giỏi.
3. Kết luận:
- Nêu cảm xúc của em khi được ngắm cờ: tự hào là học sinh của trường học có phong trào học tập tốt.
- Em hứa cố gắng học giỏi để tiếp nối truyền thống học tốt - học chăm - học giỏi của trường.
6
11
Phận Con Gái
03/09/2019 08:54:25
a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Dàn bài: Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai.
1) Mở bài:
- Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2.
- Trong bộ sách giáo khoa lớp 5 của em.
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Sách hình chữ nhật, kích thước 18cm x 24 cm, dày 176 trang.
- Tả từng bộ phận:
+ Bìa làm bằng giấy cứng, láng, in hình các bạn đội viên với chiếc khăn quàng đỏ thắm và bộ đồng phục học sinh đang ngồi cùng nhau tìm hiểu về quê hương đẹp xinh.
+ Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người nông dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai.
+ Các môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biển gây được sự chú ý nhất định.
+ Trước mỗi chủ điểm đều giành hẳn một trang minh họa cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh họa rõ ràng, màu sắc đẹp, hấp dẫn, thu hút sự chú ý, làm cho bài học dễ hiểu hơn.
- Công dụng:
+ Quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai sẽ theo em suốt học kì cuối của năm học, những kiến thức mới trong đó sẽ mở mang thêm trí óc non nớt của chúng em.
+ Mỗi bài tập đọc, mỗi bài kể chuyện… lại đem đến cho chúng em những bài học bổ ích, dạy chúng em cách sống sao cho hữu ích.
+ Không chỉ quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai, cả bộ sách giáo khoa lớp Năm, rất cần thiết và quan trọng đối với chúng em. Chúng không những hỗ trợ nhau trong việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức toàn diện cho chúng em mà còn góp phần khơi gợi, hình thành ở chúng em nhân cách tốt.
8
6
Kei Võ
21/05/2020 18:24:08

MB chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em 

TB đồng hồ có mặt trong gia đình em rất lâu  đồng hồ là mot khói hình hộp chữ nhật

 Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.

- Mặt số màu trắng.

- Quanh mặt số có viền màu đen.

- Có bốn kim.

• Kim giờ to, ngắn.

• Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.

• Kim giây bé nhất.

• Kim báo thức màu xanh nhạt

- Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.

- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.

- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.

- Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân 

 KB Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.

- Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc

- Không để thời gian trôi đi vô ích.

2
1
Nguyễn Minh Anhh
10/01/2022 19:27:32
. Mở bài:
 
Giới thiệu quyển sách giáo khoa.Đầu năm nay, khi lên lớp 5, ba đã mua cho em một bộ sách giáo khoa mới tinh. Em thích lắm. Quyển sách nào cũng đẹp, cũng hay, nhưng em thích nhất là quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập hai này.
 
2. Thân bài
 
1. Đặc điểm của quyển sách giáo khoa
 
Quyển sách hình chữ nhật, thơm mùi giấy mớiBìa sách láng bóng, được trang trí bằng những hình ảnh rất đẹp và nhiều màu sắcỞ phía trên bìa sách là dòng chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai với hai màu xanh, đỏPhía dưới bìa có hình ảnh của đám bạn nhỏ đến từ nhiều dân tộc khác nhau đang tươi cười trò chuyệnCùng với đó là hình ảnh quen thuộc của những bác nông dân đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên những cánh đồng xanh mướtỞ phía xa xa là biển cả mênh mông cùng những con tàu ra khơi, màu xanh của biển nối liền sắc xanh của bầu trời cao rộng khuất sau dãy núi caoQuyển sách khá dày, gồm 176 trangLật quyển sách ra, dòng chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại xuất hiện ngay ngắn ở trang sách đầu tiênGiở sang trang tiếp theo, ta thấy chủ điểm Người công dân cùng bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên đang vui vẻ bỏ phiếu thực hiện quyền và nghĩa vụ của mìnhTrang sách thứ 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc "Người công dân số Một" mở đầu cho chương trình học kì hai hứa hẹn nhiều điều bổ íchCác bài học tiếp theo đó được sắp xếp theo chủ điểm khác nhau của mỗi tuần, "Người công dân", "Vì cuộc sống thanh bình", "Nhớ nguồn", "Nam và nữ", "Những chủ nhân tương lai".Cuốn sách sắp xếp chương trình học tập của chúng em theo từng phân môn rất cụ thể: Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện và tập làm văn, giúp chúng em có thể học được nhiều kiến thức và kĩ năngTrong sách còn in những bức tranh minh họa vô cùng đẹp mắt, giúp cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơnNgoài ra, còn có những phần ghi nhớ được đóng khung màu xanh rất nổi bật, giúp em có thể học một cách rất dễ dàngCuối sách là phần mục lục với tên từng bài học và số trang được sắp xếp lần lượt khoa học
0
0
Phong Bùi Gia
08/01 20:32:05

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức mà em muốn miêu tả

Gợi ý:

  • Chiếc đồng hồ đó do ai mua/ tặng cho em?
  • Em đã sử dụng chiếc đồng hồ đó bao lâu rồi?

b) Thân bài:

  • Chiếc đồng hồ báo thức thuộc nhãn hiệu gì?
  • Hình dáng và kích thước của chiếc đồng hồ đó là bao nhiêu? Nó có tiện lợi cho việc sử dụng không?
  • Chất liệu chính để làm nên chiếc đồng hồ là gì? Chất liệu ấy có nhẹ không? Có bền không?
  • Màu sắc chủ đạo của chiếc đồng hồ là gì? Đó có phải là màu sắc yêu thích của em không?
  • Chiếc đồng hồ gồm những bộ phận nào? Đâu là bộ phận chính và chiếm nhiều diện tích nhất?
  • Mặt đồng hồ có hình dáng và kích thước như thế nào? Nó được trang trí những gì? Các con số có dễ nhìn không?
  • Các cây kim đồng hồ có hình dáng, màu sắc và cách di chuyển như thế nào? Riêng kim báo thức có tự di chuyển được không?
  • Nút xoay điều khiển các kim đồng hồ nằm ở đâu? Có dễ sử dụng không?
  • Đồng hồ báo thức bao lâu mới cần thay pin một lần? Vị trí để pin nằm ở đâu? Nắp đóng mở khay đựng pin được thiết kế như thế nào?
  • Nút bấm tắt chuông khi đồng hồ báo thức hoạt động nằm ở đâu? Nó có hình dáng như thế nào?
  • Từ khi có đồng hồ báo thức, em có cần bố mẹ đánh thức nữa không?
  • Ngoài báo thức, chiếc đồng hồ còn có tác dụng như thế nào?

c) Kết bài:

  • Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức
  • Cách em giữ gìn và bảo quản chiếc đồng hồ báo thức đó

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo