Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tả quang cảnh đền Hùng ở quận 9 thành phố Hồ Chí Minh

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.959
5
2
Nguyễn Thị Thu Trang
27/02/2018 21:34:47
Với chức năng là một công viên, một điểm tham quan về Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Đây được coi là công trình tiêu biểu của khu vực phía Nam là nơi tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.
Công Viên có diện tích rộng trên 400ha, chia thành 4 khu nhằm tái hiện toàn bộ lịch sử đất nước từ khởi thủy cho đến nay:
  • Khu Cổ đại rộng 84ha hay còn gọi là Khu tưởng niệm các vua Hùng. Khu tưởng niệm các vua Hùng được xem là nơi trang trọng nhất trong khu vực, với quy hoạch 3 bậc bao gồm:
    • Bậc 1 thờ Quốc tổ Hùng Vương
    • Bậc 2 thờ Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ
    • Bậc còn lại là các hoa văn, họa tiết về văn hóa Đông Sơn.
Khu tưởng niệm các vua Hùng là công trình lịch sử văn hóa đầu tiên trong Công viên Lịch sử-Văn hóa dân tộc khánh thành năm 2009. Khu đền Hùng được cho là biểu trưng nền văn hiến Việt Nam của thời đại ngày nay. Và công viên đã xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu cổ đại là đền tưởng niệm các vua Hùng hoành tráng, với biểu tượng Chim Lạc vươn cánh bay về phương Bắc thấm đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
  • Khu Trung đại rộng 29ha, là khu thể hiện các sự kiện lịch sử từ thời Đinh đến thời Tây Sơn.
  • Khu Cận-Hiện đại rộng 35ha, tái hiện thời kỳ nhà Nguyễn, thời kỳ đấu tranh giành độc lập qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở Việt Nam.
  • Khu sinh hoạt văn hóa với những phức hợp như khu làng văn hóa dân tộc và Khu bảo tàng lịch sử tự nhiên.

Càng đi dần vào hướng đền tưởng niệm thì không khí trở nên tĩnh lặng hơn, du khách tham quan không ai bảo ai, cũng chẳng cần có biển chú thích mọi người vẫn giữ trật tự và khẽ tiếng.
Ngoài lối đi chính, bạn cũng có thể tiến vào đền bằng lối đi 2 bên với những hàng tre vàng rợp đầy bóng mát.
Không gian nơi đây rộng lớn nếu tham quan toàn bộ có thể mất thời gian hơn 1 giờ. Cụ thể là khi đi ra đến bãi xe nhìn lại là 10h30 vậy là chúng tôi mất 2h30 để tham quan. Mình cũng bắt gặp một số bạn đi không nổi, bỏ cuộc chờ các bạn khác ra, nên đừng chủ quan nhớ ăn no trước khi tham quan hoặc trang bị đầy đủ nước và đồ ăn vặt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
28/02/2018 12:57:40
Đền Hùng nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây được núi rừng bao bọc nên khung cảnh trở nên rất kín đáo, linh thiêng, xứng đáng là nơi yên bình tao lạc của các vị vua Hùng. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng mười tháng ba âm lịch, nhưng mọi người từ khắp các nơi đã đổ về đây từ ngày mùng một và kéo dài đến hết ngày mùng mười. Gửi xe xong, khách du lịch phải đi bộ một quãng khá dài để vào trung tâm của lễ hội. Xung quanh là các quán bán hàng đồ lưu niệm như quần áo, sách vở, vòng tay bằng đá,..đều khắc những chữ viết riêng của khu lễ hội.
Đền Hùng có ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng được sắp xếp từ dưới lên trên theo đường đi của du khách. Con đường lên các đền thờ giống như được làm theo đường đi lên núi, mọi thứ đều được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ có khi đã hàng trăm tuổi, cành lá xum xuê. Đặc biệt trên mỗi thân cây đều có treo một tấm biển ghi tên và lịch sử ra đời của nó. Đi được vài chục mét sẽ có một tấm biển ghi câu tục ngữ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là câu : “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “ Chim có tổ người có tông”. Đến đền Hùng mới thấy được nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người luôn có ý thức trên đường đi, không vứt rác bừa bãi, không xô đẩy ở nơi thiêng liêng, ai cũng có tâm nguyện bái cúng tổ tiên vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa để cầu may mắn, sức khỏe cho người thân. Các bậc đá dẫn lối đi đến các đền thờ được xây giống như những cầu thang nối tiếp nhau trả dài, khi đi lên khá vất vả, vì vậy dọc đường có nhiều ghế đã làm bằng gỗ cây cho du khách ngồi nghỉ.
Đền thờ đầu tiên là đền Hạ, đền hạ có kiến trúc khá đơn sơ và dường như được xây dựng từ khá lâu. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng một trăm người con từ đó khai sinh ra đồng bào ta. Trước khi vào làm lễ, mọi người thường viết những tờ sớ màu vàng rồi thả vào bình nhang to để đốt. Sau khi làm lễ xong, nhiều người sẽ nghỉ ngơi ở những chiếc ghế đá xung quanh để lấy sức tiếp tục leo lên đền Trung. Từ đền Hạ đến đền Trung quãng đường ngắn hơn so với từ nơi bắt đầu đi đến đền Hạ. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các vị tướng thường họp bàn việc nước. Sau khi làm lễ ở đền Trung, mọi người lại tiếp tục leo lên đền Thượng, dù bên ngoài trời nắng nóng nhưng cây cối ở đây rậm rạp tỏa bóng mát khiến cho không khí trở nên dễ chịu hơn. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, đây là nơi có đền thờ của vua Hùng đời thứ sáu. Bố em kể ngày xưa đền Thượng từng bị quân giặc tàn phá nhưng sau đó nhân dân đã góp công góp sức để khôi phục lại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo