Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khổ cuối bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt đã cho người đọc thấy được tình cảm dành cho bà sâu sắc của nhà thơ.
"Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"
Thương nhớ về bà của mình dù sau này đã đi xa và tiếp xúc với những điều mới lạ, người cháu vẫn luôn dành cho bà và những ký ức tuổi thơ những vị trí thật đặc biệt trong tim. "Ngọn khói trăm tàu", "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả" là ẩn dụ cho những niềm vui mới, những điều thú vị mới mà tác giả được trải nghiệm khi trưởng thành và rời xa vòng tay bà và bếp lửa thân thuộc. Điệp ngữ:"trăm" để nhấn mạnh cuộc sống trưởng thành của người cháu. Tuy nhiên, người cháu vẫn luôn khẳng định là mình sẽ chẳng bao giờ quên nhắc nhở:"Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa".Đoạn thơ là tình yêu, nỗi nhớ luôn thường trực dạt dào của người cháu dành cho bà của mình. Tình cảm đó lớn lên theo năm tháng đã trở thành thói quen của người cháu. Tình yêu dành cho bà, bếp lửa cùng những kỷ niệm tuổi thơ đã trở thành động lực để người cháu trưởng thành và khôn lớn. Tóm lại, đoạn thơ cuối là tình cảm dành cho bà của người cháu đã lớn và xa bà.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |