Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Các nhân vật trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao đều là những con người vô cùng đáng thương. Họ là nạn nhân đau đớn của hoàn cảnh sống nghèo khổ, nghiệt ngã. Lão Hạc, ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư và cả người con trai lão Hạc đều ám ảnh ta bởi chính câu chuyện về cuộc đời họ.
Người con trai lão Hạc không xuất hiện trực tiếp trong truyện ngắn này. Ta biết đến anh qua lời kể của lão Hạc với ông giáo, qua những cuộc nói chuyện của lão Hạc với cậu Vàng. Nhưng không hiểu sao, hình ảnh người con trai lão cứ ám ảnh tâm trí tôi như ngôi sao xa bạc mệnh ở đời. Qua lời kể của lão Hạc, ta biết anh là người con trai duy nhất của lão. Anh yêu một cô gái trong làng nhưng vì nhà nghèo nên đành phải chia tay với người mình yêu. “Ý thằng con lão thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được”. Ta hiểu tâm trạng của anh. Với anh, đó là tình yêu đích thực, là khát vọng có vợ, có một gia đình bình thường như biết bao người con trai khác: trong làng. Đó là khát vọng rất chính đáng của một người đã đến tuổi lập gia đình. Nhưng cuộc đời đâu có chiều theo ý người ta. Vì hoàn cảnh gia đình không lo đủ nên anh đành phải chấp nhận sự chia lìa, từ bỏ mơ ước về tình yêu và mái ấm. Nghe lão Hạc phân giải, anh âm thầm từ bỏ ý định : “Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nó nói thế thì thôi ngay, nó không đả động đến việc cưới xin gì nữa”. Có lẽ do anh đã ý thức rất rõ gia cảnh của gia đình mình, cũng vì thương bố, vì là một người con trai biết nghĩ nên anh không đả động đến việc cưới xin ấy nữa. Nhưng tình yêu bị chia lìa đâu có phải dễ quên. “Nó có vẻ buồn. Và lão biết nó vẫn đeo đuổi con kia mãi”. Tâm trạng của anh con trai là nét tâm trạng rất thực của những người con trai nhà nghèo yêu mà không đến được đích, yêu mà không lấy được người mình yêu.
Từ nỗi buồn vì cảnh ngộ trớ trêu trước hoàn cảnh người yêu đi lấy chồng, tâm trạng anh càng thương tâm hơn “Thằng con lão sinh phẫn chí. Ngay mấy hôm sau, nó ra tỉnh đến sở mộ phu, đưa thẻ, kí giấy xin đi làm đồn điền cao su…”. Chính cái nghèo, cái khổ đã cướp đi của anh hạnh phúc và đẩy anh vào cảnh phẫn chí.
Anh quyết định đi làm đồn điền cao su, cái công việc mà người đời đã có những câu ca về nó : “Cao su đi dễ khó về – Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Chắc chấn anh phải lường trước được điều này nhưng anh vẫn quyết tâm đi. Người đọc hiểu rằng đó là một cách chạy trốn để quên đi nỗi đau ri máu, cũng là đi để tìm kiếm một hi vọng đổi đời, thoát khỏi cảnh nghèo khổ, nghiệt ngã, tủi nhục của cái đói, cái nghèo.
Nhưng đó cũng là người con biết thương cha và là người con đầy lòng hiếu thảo. Bỏ lại cha già ở quê nghèo không người chăm sóc, nhiều người sẽ nghĩ anh vì tình riêng mà bất nghĩa với cha. Nhưng chỉ đến khi đọc được những dòng văn này ta mới thấy vừa cảm thông vừa thương cho người con trai, cũng nhiều bất hạnh : Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ. Chả biết nó gửi
thẻ xong, vay trước được mấy đồng, mà đưa về cho tôi ba đồng. Nó đưa cho tôi ba đồng và bảo : “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà ; xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi được thầy bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo ; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn””. Những câu vãn đượm lòng thương cảm với người cha già rồi đây sẽ sống trong cảnh côi cút. Những câu văn đầy sự xót xa của một người con không làm tròn chữ hiếu với người cha già của mình. Phải là một đứa con biết nghĩ và có những suy nghĩ rất sâu sắc, người con trai lão Hạc mới có những hành động như vậy. Từ bỏ ý định lấy vợ cũng một phần vì thương cha, thương cho hoàn cảnh sống đói khổ của hai cha con. Quyết tâm đi làm đồn điền cao su cũng là vì muốn cha bớt khổ với hi vọng vào ngày mai khá hơn.
Điểu quan trọng là chàng thanh niên mới lớn – con trai lão đã nhận ra một chân lí nghìn đời của thân phận người nghèo trong xã hội. Xưa, cụ Nguyễn Du chẳng đã từng viết: “Người ta thà chết còn hơn sống nghèo”. Ai ngờ chân lí ấy lại được con trai lão Hạc nhận thức được và thể hiện bằng ngôn từ mộc mạc mà sâu lắng : “con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về ; không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm
Câu chuyện con lão Hạc và một sự thách thức với cuộc đời, với cái chết để trả giá cho cái nghèo, ta như cũng bắt gặp đâu đó trong Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái. Chừng nào còn cái nghèo trước số phận một con người hay dân tộc thì hình ảnh con lão Hạc vẫn còn ám ảnh bạn đọc sâu sắc.
Trong truyện ngắn Lão Hạc, có nhiều nhân vật đã khóc. Hình ảnh người con trai lão “rân rấn nước mắt” từ biệt cha trước lúc ra đi đã làm ta xúc động. Đó là nhưng giọt nước mắt của lòng yêu thương cha già, của những nỗi trăn trở và day dứt về việc chưa làm tròn bổn phận người con của mình.
Những nhân vật của Nam Cao dù nghèo khổ, bất hạnh nhưng luôn là nhũng đốm sáng dù leo lét trong đời. Những nét nhân cách của họ rất đáng trọng. Người con trai lão Hạc vừa
làm tá thấy đáng thương vừa đáng trọng. Dù xuất hiện không nhiều, không trực tiếp trong tác phẩm nhưng nhân vật này có tiếng nói riêng, có cuộc đời, có sức sống riêng trong tác phẩm. Cuộc đời éo le của anh cũng là bản cáo trạng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy cha con anh và biết bao người vào cảnh khốn cùng, cướp mất của anh tình yêu chân chính và đẩy cha con anh vào hoàn cảnh chia lìa. Qua nhân vật người con trai lão Hạc, một lần nữa Nam Cao đã vẽ lên một bức tranh vô cùng chân thực về số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |