Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ nội dung trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hiện nay

Từ nội dung trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hiện nay.
mn làm hộ mik rồi mik tặng 10 xu ạ

1 trả lời
Hỏi chi tiết
696
1
0
Minh Anh
24/10/2021 19:08:17
+5đ tặng

Nhờ có đổi mới mà đất nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và bước vào hàng ngũ những nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường; độc lập, chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ nghĩa xã hội được củng cố; vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới được nâng cao; sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng gấp nhiều lần, tạo tiền đề cho nhân dân ta tiếp tục phấn đấu xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Những thành tựu đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó “đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”(1).

Những thành tựu to lớn đó cũng là những tiền đề hết sức quan trọng để tăng cường sự đồng thuận và ổn định xã hội, từ đó không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc đi vào cuộc sống.

Sinh thời, Hồ Chủ tịch căn dặn mọi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm: 

“Nước ta là nước dân chủ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(2).

Quan điểm đó của Người đã được Đảng ta thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đề ra.
Ngay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để sớm kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể đẩy lùi dịch bệnh.
 

Đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng an toàn và sức khỏe của nhân dân ta. Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là với những người dân nghèo. Rất nhiều gia đình đã mất việc làm, hoặc thu nhập rơi vào tình trạng hết sức bấp bênh… Đặc biệt hiện nay, Việt Nam bước vào một giai đoạn đầy thách thức khi dịch bệnh bùng phát trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng mới tăng gấp nhiều lần. Sau những thành công ở những giai đoạn đầu, trong những ngày vừa qua, chúng ta ghi nhận hàng trăm rồi đến hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Đợt bùng phát dịch bệnh lần này rất nguy hiểm do chủng virus mới đang lây lan rất nhanh...

Nhưng chính trong thời điểm này, chúng ta tiếp tục được chứng kiến một Việt Nam đồng sức, đồng lòng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao và kịp thời của Ðảng, Chính phủ. Mỗi địa phương, tổ chức, cá nhân đều có những cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế để nỗ lực cùng nhau vượt qua và quyết tâm chiến thắng đại dịch.
 

Bên cạnh sự ủng hộ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp là những tấm gương của các cá nhân những người cao tuổi, những người tàn tật, người nghèo và các em học sinh đã dành số tiền trợ cấp, số tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch của địa phương, điển hình như: Cụ ông Khổng Duy Canh, 104 tuổi ở thôn Đông, xã Lũng Hòa (Vĩnh Tường) đã dành số tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19. Cụ cho biết “Tôi không có nhiều tiền nhưng khi người dân khắp nơi trên đất nước đang cùng nhau phòng chống dịch Covid-19, tôi xin ủng hộ 3 triệu đồng tiền tiết kiệm từ nhận chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng để góp sức nhỏ bé của mình, cổ vũ toàn dân đoàn kết cùng nhau chiến thắng dịch bệnh”. Bên cạnh việc ủng hộ từ tiền tiết kiệm của cá nhân, cụ Canh cũng đã vận động 04 cá nhân là con cháu cụ tham gia ủng hộ.

Cụ  Nguyễn Văn Mộc, 98 tuổi, đảng viên 70 năm tuổi Đảng thường trú tại thôn Phù Lập xã Tam Phúc huyện Vĩnh Tường ủng hộ 3 triệu đồng từ truy lĩnh chế độ “Huân chương chiến sỹ vẻ vang” vào quỹ phòng chống dịch Covid-19 của địa phương.

Tại phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, các cụ Hoàng Văn Phát (88 tuổi) cùng cụ bà là Dương Thị Hường (86 tuổi) ủng hộ 20 triệu đồng, cụ Hoàng Ban (85 tuổi) cùng cụ bà Hoàng Thị Kim Dung (75 tuổi) ủng hộ 20 triệu đồng, ông Hoàng Văn Bình (60 tuổi) ủng hộ 10 triệu đồng. Đây là số tiền các cụ tích cóp, dành dụm được trong nhiều năm qua, khi Tổ quốc cần, các cụ đã tự nguyện tham gia ủng hộ

Cụ bà Phan Thị Chi, 94 tuổi, thôn 8, xã Kim Long (Tam Dương) đã dành  số tiền tích lũy của mình và các con cháu đóng góp ủng hộ 2 tấn gạo cho công tác phòng, chống Covid -19 trên địa bàn. Hay cụ bà Nguyễn Thị Na (sinh năm 1937), trú tại Tổ dân phố Thanh Giã 2, phường Khai Quang (Vĩnh Yên) là vợ liệt sĩ, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Ủy ban MTTQ các cấp, cụ Na đã hỗ trợ 2 tạ gạo ủng hộ cho các y, bác sĩ và cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cụ ông Nguyễn Đức Cơ, TDP số 3, phường Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên ủng hộ 1,3 tấn gạo (Khoảng 16 triệu đồng) để hỗ trợ cho bệnh nhân điều trị, cách ly do dịch Covid-19 tại khu vực cách ly của Bệnh viện Đa Khoa khu vực Phúc Yên.

Trong đợt vận động ủng hộ này cũng đã có những tấm gương người khuyết tật, người nghèo tham gia ủng hộ như: Cụ Nguyễn Thế Cường, 75 tuổi ở thôn Đại Định, xã Cao Đại (Vĩnh Tường) là người khuyết tật đã ủng hộ 1 tháng trợ cấp tàn tật (894.000 đồng) để chung tay cùng địa phương phòng, chống dịch Covid-19. Cụ cho biết “Để có cuộc sống như ngày hôm nay và được như thế này là phải luôn ghi nhớ đến công ơn của Đảng và Nhà nước. Tôi thường khuyên các con mình phải biết tiết kiệm và chia sẻ chia vì ngoài kia còn nhiều người vất vả”…“Khi đất nước có giặc, toàn dân chung tay chống giặc. Khi đất nước có dịch thì toàn dân cũng phải chung tay chống dịch…”

Hay gia đình bà Trần Thị Vượng, trú tại tổ dân phố Lẻ 1, phường Hội Hợp (Thành phố Vĩnh Yên) đã ủng hộ 500 nghìn đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19 phường Hội Hợp. Đây là một trong những gia đình khó khăn nhất của phường, thuộc diện hộ nghèo, có 2 con tật nguyền (01 trai, 01 gái, nằm liệt giường đã nhiều năm). Năm 2018, được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành và địa phương, gia đình bà Vượng cũng đã được xây dựng ngôi nhà Đại đoàn kết gọn gàng, khang trang hơn sau nhiều năm ở trong căn nhà cũ. Bà cho biết “Cho đi là còn mãi, khi gia đình tôi khó khăn đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, của địa phương và anh em, bà con lối xóm. Khi cả đất nước chống dịch gia đình tôi cũng chỉ có một chút tấm lòng góp chung cùng địa phương phòng chống dịch, mong cho đại dịch sớm qua..”,

Những tấm lòng bao dung, nhân hậu của các cụ già, người khuyết tật, người nghèo đã lan tỏa đến cả thế hệ măng non. Ở nhiều địa phương, các em thiếu niên, nhi đồng cũng có những hành động thiết thực đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 7, Trường THCS Vĩnh Tường, ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường đã mang con lợn tiết kiệm của mình với số tiền 1.036.000 đồng tới UBND xã Cao Đại để ủng hộ địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là số tiền do Ngọc Ánh cùng em gái tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của mình trong hơn một năm qua. Thông qua các chương trình thời sự, hệ thống truyền thanh của thôn, xã và sau khi biết được tấm gương trong xã có bác Cường (là người cao tuổi bị khuyết tật) cũng đã tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, em Ánh đã quyết định cùng em gái đập lợn, dùng hơn một triệu đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hay các em học sinh trường tiểu học Tam Quan (Tam Đảo); Đống Đa, Định Trung (Vĩnh Yên) đã ủng hộ số tiền gần 3 triệu đồng...

Những tấm lòng nhân ái tràn đầy yêu thương, sẻ chia với cộng đồng của các cụ già, em nhỏ, người nghèo, người khuyết tật đã thắp lên niềm tin, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Những tấm gương sáng, những tấm lòng nhân ái đó rất đáng được hoan nghênh và cần được khuyến khích, lan toả sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo