Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao trong bài thơ "Đồng chí" nhà thơ Chính Hữu lại viết rằng "Đầu súng trăng treo" mà không phải là "Trăng treo đầu súng"

Vì sao trong bài thơ "Đồng chí" nhà thơ Chính Hữu lại viết rằng "Đầu súng trăng treo" mà không phải là "Trăng treo đầu súng"?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
262
0
2
trần dũng
25/10/2021 15:24:04
+5đ tặng

Chính Hữu là nhà thơ cả cuộc đời sáng tác gắn bó với đề tài ngươì lính. Ông sáng tác không nhiều nhưng ngưòi đọc biết đến những thi phẩm của ông với những bài thơ cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ với hình ảnh hàm súc. Bài thơ Đồng chí được sáng tác những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đc coi là một trong những bài thơ hay nhất về cuộc kháng chiên chống Pháp.

"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."

Bài thơ khép lại với hình ảnh những ng lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ tự do dài đã mở ra 1 không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Khí hậu núi rừng khắc nghiệt, cái lạnh thấu da thấu thịt khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn, giá rét, thiếu quần áo, đói ăn,,, biết bao nhiêu thử thách. Nhưng chính những gian nan ấy càng khiến cho tình cảm của họ thêm gắn bó, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. Họ đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội. Tình cảm ấy như xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối.

"Đứng cạnh bên nhau chơ giặc tới"

Giờ phút trước trận chiến đấu, rất căng thẳng, họ sắp bước vào cuộc chiến đấu, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Những giây phút ấy có đồng đội ở bên cạnh quả thật là sự động viên, một nguồn tiếp sức, giúp họ vững tâm và bình thản hơn.

Người lính đứng gác nòng súng hướng lên trời cao, nhìn lên như trăng treo đầu súng. Một hình ảnh khôg thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con ng. Ánh trăng như soi sáng cả khi rừng, đầu súng trăng treo. Ngươì lính trong những phút giây thanh thản hiếm hoi, họ bình thản ngắm vầng trăng cao. Chính sức mạnh của tình đồng đội đã đem lại sự bình yên trong tâm hồn. Họ ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trog hoàn cảnh áo rách quần áo. Sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Súng là biểu tượng cho chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của người lính. Súng còn là hiện thực, trăng là lãng mạn. Súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Cặp đồng chí này soi tỏ cho cặp đồng chí kia.

Bài thơ khép lại trong hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp. Có lẽ bởi thế, câu thơ cuối cùng đã được chọn làm nhan đề cho cả tập thơ.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
25/10/2021 15:28:13
+4đ tặng

Sau tác phẩm Ngày về, Chính Hữu tiếp tục sở trường viết về người lính trong kháng chiến, đó cũng là đề tài rất mới mẻ của văn học Cách mạng. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đánh dấu sự thành công của ông khi viết về đề tài này. Bài thơ, tác giả không dùng nhiều nghệ thuật, ngôn ngữ giản dị như những người dân mặc áo lính nhưng những hình ảnh thơ đẹp là điều bất cứ một người đọc nào cũng nhận thấy trong bài thơ của ông. Đặc biệt là hình ảnh cuối bài thơ “Đầu súng trăng treo”.

 

Cả bài thơ được sáng tác với bút pháp hiện thực, hình ảnh những anh lính cụ Hồ thực, những gian khổ trong chiến tranh thực, tình cảm đồng chí đồng đội thực và những đêm phục kích chờ giặc tới cũng là thực:

 

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.
 

Những người lính được giới thiệu trong bài thơ là những người gắn bó với ruộng nương, với “ gian nhà không”, nhưng họ “mặc kệ” như một lẽ quyết tâm sẵn sang rời bỏ tất cả để đi dẹp giặc. Người lính khi ra trận, họ hiểu nhau đến từng khúc ruột, họ chia sẻ tất cả những khó khăn “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Họ chiến đấu bên cạnh nhau với tình cảm thiết tha mặn nồng nhất, cái “nắm tay” đến đúng lúc đủ để họ xóa đi hết những gian khổ:

 

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá chân không giày.

 

Tất cả những lý do đó đủ để Chính Hữu kết thúc bài thơ với ba câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa biểu tượng của người lính. Họ phục kích trong những đêm “sương muối” độc và lạnh, nó độc và lạnh hơn khi “áo rách”, “chân không giày”, nhưng hơi ấm từ tình đồng đội đã sưởi ấm chính bản thân người lính. Tâm thế sẵn sang “chờ giặc tới” là do “đứng cạnh bên nhau”, gắn bó khăng khít, chia sẻ những cực nhọc trong chiến trường. Những câu thơ không cho thấy khói bụi chiến tranh nhưng lại cho ta thấy sự khốc liệt do cảnh khắc nghiệt mà hoàn cảnh đem lại.

 

Sau những câu thơ dài như tự sự ấy, câu kết bài thơ “Đầu súng trăng treo” chỉ có bốn tiếng làm cho nhịp thơ đang dàn trải bỗng thay đổi đột ngột, dồn nén, chắc gọn, gây được sự chú ý cao nơi người đọc. Từ “ treo” tạo nên quan hệ bất ngờ nối liền mặt đất với không gian bát ngát. Đó có lẽ là chất thơ bay bổng nhất trong bài thơ. Có người đã liên tưởng “trăng” tượng trưng cho sự yên bình, chất nghệ sĩ, thi sĩ. “súng” tượng trung cho sự chiến đấu, khốc liệt và hiện thực chiến tranh, bởi vậy biểu tượng của người lính là chiến đấu cho cuộc sống hòa bình. Nhưng Chính Hữu có lần tâm sự: “Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích trong đêm, trước mắt tôi có ba nhận vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật ấy hòa quyện với nhau tạo ra hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.

 

Như vậy chúng ta cần hiểu biểu tượng mà Chính Hữu xây dựng được vút lên từ chất thơ bay bổng trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt. Suốt đêm vầng trăng từ trên trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo ngay trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích như vậy trăng với người lính giống như bạn hữu. Vậy, biểu tượng của người lính trong bài thơ chưa hẳn là sự chiến đấu mà chính là tình cảm của những người đồng tình, đồng lý tưởng…

 

“Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ đẹp và độc đáo, xứng đáng để khép lại một tác phẩm thơ thành công của Chính Hữu.

bùi hoàng oanh
bạn ơi bạn lạc đề rồi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo