a. Giống nhau:
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau:
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.
- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
+1thích
đã trả lời 12 tháng 12, 2016 bởi Phương Anh
Giống nhau :
đều lấy đề tài về con người cuôc sống xã hội đương thời của tác giả.
Đi sâu vào miêu tả la số phận cực khổ của nhưng con người bị vùi dập.
0phiếu
đã trả lời 18 tháng 11, 2017 bởi Cẩm Quyền YST
_ Giống nhau:
+Đều là văn bản tự sự
+Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời
+Đều chứa chan tinh thần nhân đạo ( yêu thương, đồng cảm với người nghèo khổ, lên án, tố cáo chế độ tàn ác bất nhân)
+Đều có lối viết chân thực gần với đời sống sinh động
_Khác nhau
+Nội dung của văn bản "Trong lòng mẹ" là nói về nỗi đau của chú bé mồ côi sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé. Nghệ thuật hồi kí chân thực, trữ tình, thiết tha.
+Nội dung của văn bản "Tức nước vỡ bờ" là phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tìm tàng của người phụ nữ nông dân. Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động.
+Nội dung của văn bản "Lão Hạc" là nói về số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Nghệ thuật là nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt vừa chân thực vừa đậm chất triết lí và trữ tình.
-