Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
26/10/2021 17:03:05

Tưởng tượng sau một thời gian con trai Lão Hạc trở về và có cuộc trò chuyện với ông Giáo. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy

Tưởng tượng sau một thời gian con trai Lão Hạc trở về và có cuộc trò chuyện với ông giáo. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy? 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
5.214
23
5
Tt Tôi
26/10/2021 17:13:12
+5đ tặng

Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.

Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.

Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu.

Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo.

Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính:

- Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy?

- Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói:

- Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ?

Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói:

- Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sống một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá

- Tôi tự dằn vặt bản thân mình.

Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về.

Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chế được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ.

Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
18
5
mistery
26/10/2021 17:15:31
+4đ tặng

Có lẽ bạn đọc không xa lạ gì với người cha của tôi, lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Còn tôi, tôi là đứa con trai của cha, đứa con trai đã bỏ đi đồn điền cao su chỉ vì phẫn chí do  không lấy được vợ. Nhưng nay tôi đã trở về, đã trở về trong tư cách một anh lính cách mạng thăm cha. Và rồi, tôi đã gặp ông giáo và chia sẻ, tâm sự

Về làng, tôi thấy làng sao mà khác quá. Tôi đã phải dò hỏi mãi mới thấy được những lũy tre làng thân quen hiện ra trước mắt mình. Mùi hương làng quê sau bao năm tôi đi xa vẫn quẩn quanh. Tôi tìm đến nhà của mình nhưng lạ quá. Tôi đã đi một lúc rồi mà không thấy gian lều quen thuộc kia đâu, cũng chẳng thấy cha tôi cùng với con chó và khi xưa tôi đã mua tặng cha trước ngày ra đi.

Bỗng chốc, tôi nhìn thấy một ông già râu tóc đã có phần điểm bạc. Và khi nhìn thấy tôi, có vẻ ông xúc động lắm thay. Trời ơi, đó là ông giáo - người hàng xóm thân thiết của gia đình tôi, người bạn của cha tôi. Ấy vậy mà tôi lại không nhận ra. Tôi ngay tức khắc chạy lại chào ông giáo. Nhìn thấy tôi, sự xúc động trong ông nhân lên nhiều lần vì dường như ông nghẹn ngào và có nhiều lời muốn nói với tôi lắm thay.

Ông giáo thấy tôi rồi vỗ vai tôi và bảo tôi đi vào nhà. Tôi chưa kịp hỏi han gì nhưng thấy thái độ vội vã sự xúc động trong ông khiến tôi cũng không dám phản ứng gì nhiều. Trong tôi lúc này là nghìn  câu hỏi về cha, về gia đình. Thấy ông giáo đi vào trong nhà, nghẹn ngào cầm ra khế ước đất, cầm ra một ít tiền và ông bảo với tôi:

_Đây là tiền mà cha anh đã để lại cho anh đấy.

Thấy tôi ngỡ ngàng, ông tiếp lời tắp lự.

_ Cha anh chết rồi. Chết để có thể giữ tiền này cho anh. ANh bặt vô âm tín. Cha già ở nhà có thể không lo hay sao. 
_Cháu, cháu không thể tin được.

Giọt nước mắt ào ra nơi khóe mi. Tôi không thể kìm lòng.

_Chuyện đã qua lâu. Bao năm nay, tôi vẫn cầm nó theo mong nguyện của cha anh. Anh hãy cầm lấy và cố gắng tiến bước. Tôi thấy trang phục này, biết anh đã có dự tính tốt đẹp. Tôi không mong cầu gì. Nhưng anh hãy cố lên để cha anh nơi suối vàng yên nghỉ.

Lòng tôi thổn thức và rền vàng tâm trạng bứt rứt khôn nguôi. Tôi chẳng thể tin mọi thứ xảy đến nhưng biết mọi việc đã lỡ muộn màng. Ông giáo chỉ tôi ra thăm mộ cha. Mộ cha cỏ xanh và được tỉ mỉ dọn dẹp. Chắc chắn là ông giáo đây. Còn tôi, một đứa con bất hiếu thấy ân hận lắm thay. 

16
8
Sang Nguyenvan
08/11/2021 18:13:27
Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.
 
Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.
 
Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơxác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo