Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí, viết bài văn và kể lại cuộc gặp gở trong câu truyện đó

hãy tưởng tượng mình gặp gở và trò chuyện với người lính trong bài thơ đồng chí viết bài văn và kể lại cuộc gặp gở trong câu truyện đó
2 trả lời
Hỏi chi tiết
381
1
0
Wow
26/10/2021 19:34:38
+5đ tặng

 Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát những cũng đã để lại nhiều dấu ấn,tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.
 

Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giờ đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.

Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.

Với sự đánh phá dữ dội của giặc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.

Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả

Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.

Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Hà Thương
26/10/2021 19:35:02
+4đ tặng

Sau năm 1946 thực dân Pháp nổ súng xâm lược quê nhà, theo lệnh động viên tôi lên đường nhập ngũ chiến đấu với kẻ thù. Với tinh thần yêu nước, căm ghét kẻ thù, tôi tham gia tòng quân. Tôi được tham gia điều về Trung đoàn thủ đô.

Thời gian năm 1947, tôi cùng đồng đội của mình tham gia vào chiến dịch Việt Bắc. Tôi được phân công nhiệm vụ chiến đấu và báo cáo tình hình để cấp trên có hướng xử lý. ĐỂ chiến đấu hiệu quả, chúng tôi có sự sáp nhập nhiều đơn vị. Ban ngày, hành quân tấn công quân địch. Ban đêm, chúng tôi nghỉ ngơi. Trong bất kì hoàn cảnh nào chúng tô cùng đều nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ trước kẻ thù.

Khi sáp nhập đơn vị, chúng tôi gặp nhiều đồng đội mới. Tôi có quen với chiến sĩ quê miền duyên hải. Tôi với anh có cuộc trò chuyện thí vụ.

Anh chiến sĩ: Cậu quê ở đâu?

Tôi:  Quê em ở Hà Nội.

Tôi: Thế còn quê anh?

Anh chiến sĩ: quê anh ở miền duyên hải. Ở quê nước mặn đồng chua, quanh năm cuộc sống có khó khăn, vất vả.

Tôi: Anh gia nhập quân đội lâu chưa?

Anh chiến sĩ đáp: Anh vào trễ hơn em một tháng. Nhưng anh chưa sử dụng thành thục vũ khí.

Đúng vậy, anh gia nhập đơn vị sau tôi, vì vậy ngay cả vũ khí cũng chưa biết cách sử dụng. Đội trưởng phân công tôi hướng dẫn tận tình cho anh.

Chiến dịch diễn ra trong điều kiện khắc nghiệt và gian khổ. Vũ khí thô sơ. Lương thực, thuốc men thiếu thốn và luôn trong tình trạng cạn kiệt. Ngay cả đồ giữ ấm như chăn còn thiếu, đôi khi tôi và anh phải đắp chung chăn. Từ người xa lạ chúng tôi trở nên thân thiết như anh em một nhà.

Trong hành quân sợ nhất là cái đói, cái rét và côn trùng cắn. Chúng tôi nhìn nhau áo rách vai quần vài mảnh vá chi chít. Trước thời tiết khắc nghiệt, cái đói càng trở nên dữ dội hơn, nhưng biết làm sao, lương thực, quân nhu đang thiếu thốn chúng tôi đành phải cam chịu.

Nỗi sợ tiếp theo khi hành quân chính là căn bệnh sốt rét, trong rừng rất nhiều muỗi, chúng tôi bị bệnh rất nhiều. Anh chiến sỹ bạn tôi nằm trong số đó. Trong một lần sốt cao, mồ hôi vã ra.

Tôi: Anh có sao không?

Anh chiến sỹ: Tôi không sao nhưng lạnh quá !!

Tôi vội dành chăn của mình cho anh nhưng anh vẫn lạnh. Cái lạnh thấu xương của căn bệnh sốt rét.

Tôi sợ rằng anh không qua khỏi. May sao lúc đó có thuốc trị sốt rét của bác sỹ kịp thời cứu chữa. Một tuần sau căn bệnh của anh mới chấm dứt. Anh cảm ơn tôi rất nhiều và khi đó chúng tôi ngày càng thân thiết với nhau.

Những đêm thực hiên nhiệm vụ canh gác, chúng tôi kể chuyện với nhau. Anh bạn tôi kể khi tham gia kháng chiến. Tuổi trẻ anh chưa từng rời xa quê nhà, nên giờ đây thấy nhớ vô cùng. Nhìn vợ dại con thơ, mẹ già lớn tuổi anh rất buồn nhưng Tổ quốc kêu gọi anh phải tham gia kháng chiến. Ruộng vườn gửi bạn cày xới, anh lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Tôi – hoàn cảnh cũng như anh, chúng ta đều chúng hoàn cảnh và chung lý tưởng. Nhìn về phía xa xăm, vầng trăng khuya sáng. Vầng trăng nhìn như đang treo trên đầu súng. Vâng trăng im lặng dường như đồng cảm với con người. Cả đất nước ngập tràn ánh trăng làm chúng tôi nhớ nhà, nhớ quê rất nhiều. Đứng ở đây nơi “rừng hoang sương muối”, chúng tôi bên cạnh nhau chờ giặc tới.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K