Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?- Đoạn văn trên trích trong văn bản "Tức nước vỡ bờ"
- Tác giả: Ngô Tất Tố
Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác
dụng gì ?- Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng: đánh dấu lời đối thoại.
Câu 3: Đoạn trích trên dược kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này? Hãy kể lại đoạn trích trên bằng lời của chị Dậu.- Ngôi kể: thứ 3
- Dấu hiệu chính: người kể giấu mình, gọi tên nhân vật bằng tên họ
- Đoạn văn chuyển sang ngôi kể thứ nhất theo lời của chị Dậu: Tên cai lệ không thương tình hoàn cảnh éo le của gia đình tôi mà cứ sấn sổ tới đòi đánh trói chồng tôi. Lúc này, thương chồng, tôi vội vã đặt đứa con xuống phản rồi chạy tới van xin mong cai lệ thương tình nhưng vừa van xin thì hắn ra bộ hách dịch, vừa nói vừa quát rồi thẳng tay bịch luôn vào ngực tôi mấy cái thật đau. Tôi vẫn cam chịu nhưng hắn tiến lại đòi bắt chồng tôi. Lúc này nỗi uất hận dâng lên, không chịu được sự nhẫn tâm của ten lòng lang dạ thú đó tôi chẳng nghĩ đến phận mình, tôi kháng cự: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Ngay lúc đó tên cai lệ nhảy lên tát vào mặt tôi rồi lại xăm xăm tới chỗ chồng tôi. Không còn kìm nén được cơn thịnh nộ, tôi nghiến hai hàm răng lại: "Mày troi ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !", tôi tóm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa.
Câu 4: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay
câu ghép. Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy.- Chồng tôi / đau ốm, ông / không được phép hành hạ!
CN1 VN1 CN2 VN2
-> Câu ghép
Câu 5: Chú ý vào các từ in đậm, xác dịnh vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.- Ở phần đầu của đoạn trích do có sự cách biệt về địa vị, hoàn cảnh, thái độ, tính cách giữa các nhân vật cho nên các xưng hô cúng rất cách biệt.
+, Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng lại đang thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục, xưng hô là cháu, nhà cháu - ông.
+, Còn cai lệ, người nhà lí trưởng cậy quyền, cậy thế nên rất hống hách, xưng hô là ông - thằng kia, mày.
- Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi - ông, dấu hiệu của sự phản kháng.
- Sau đó, không thể chịu được nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù và chuyển sang bà - mày. Đó là hành vi thể hiện sự "tức nước - vỡ bờ", sụ tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị.
Câu 6: Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Qua sự việc đó em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu
- Đoạn văn kể về hành động van xin, phản kháng ( hoặc chống lại, kháng cự lại, đấu lí, đấu lực ,... ) của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
- Qua đoạn trích, em hiểu:
+, Chị Dậu là người phụ nữ êu chồng tha thiết, sẵn sàng xả thân để bảo vệ chồng.
+, Ở chị tiềm tàng một sức phản kháng mãnh liệt, không khuất phục trước bất công, tà ác.
Câu 7: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản chứa doạn văn trên. Từ nội dung văn bản đó, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?- Giá trị nội dung:
+, Bằng ngòi bút nghệ thuật sinh động, đoan trích "Tức nước vỡ bờ" đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
- Giá trị nghệ thuật:
+, Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch.
+, Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả nhân vật chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí.
+, Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực, ngôn ngữ kể chuyện vô cùng linh hoạt.
- Từ nội dung văn bản, em rút ra được quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có chiến tranh.