Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sinh học - Lớp 9
27/10/2021 08:51:14
Giải bài có thưởng!

Ở cà chua, alen A qui định quả đỏ là trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng. Lai 2 cây cà chua quả đỏ thu được F 1 có tỉ lệ kiểu hình 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Kiểu gen của các cây quả đỏ của P là?

Giúp em vs em cần gấp lắm, em tặng ai gửi nhanh và đúng 200 xu. HỨA ĐÓ OOOOOOOOOOO AAAAAAAAAAAAAAAA
Câu 1. Ở cà chua, alen A qui định quả đỏ là trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng. Lai 2 cây cà chua quả đỏ thu được F 1 có tỉ lệ kiểu hình 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Kiểu gen của các cây quả đỏ của P là
A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x Aa. D. AA x aa.
Câu 2. Tỉ lệ kiểu gen ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBbDd được triển khai từ biểu thức nào sau đây?
A. (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1). B. (1 : 2 : 1) (3 : 1).
C. (3 : 1) (3 : 1) (3 : 1). D. (1 : 2 : 1) (3 : 1) (1 : 1).
Câu 3. Cho phép lai sau đây: AaBbCcDdEe x aaBbccDdee. Biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen qui
định 1 tính trạng. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả tính trạng là
A. 9/128. B. 1/64. C. 1/16. D. 1/128.
Câu 4: Cơ thể mang tính trạng trội thuần chủng (di truyền theo quy luật phân li) lai phân tích thu được
tỉ lệ
A. 100% tính trạng trội. B. 50% trội : 50% lặn.
C. 100% tính trạng lặn. D. 3 trội : 1 lặn.
Câu 5: Theo kết quả thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng
tương phản thuần chủng thì thế hệ thứ 2 có sự phân li về kiểu gen theo tỉ lệ
A. 1 AA: 2Aa : 1aa. B. 100% Aa. C. 3 Aa: 1aa. D. 100% aa.
Câu 6.1: Trong trường hợp trội không hoàn toàn, không cần dùng phương pháp lai phân tích cũng
phân biệt được thể đồng hợp trội và dị hợp vì
A. đồng hợp tử trội và dị hợp tử có kiểu hình khác nhau.
B. đồng hợp tử và dị hợp tử có kiểu hình giống nhau.
C. kiểu gen đồng hợp có sức sống kém.
D. kiểu gen dị hợp có sức sống kém.
Câu 6.2: Ở đậu Hà Lan, thân cao là trội so với thân thấp. Nếu có một cây đậu thân cao, bằng cách nào
để biệt kiểu gen của nó ?
A. Cho lai phân tích hoặc tự thụ phấn. B. Cho giao phấn ngẫu nhiên.
C. Cho lai với một cây thân cao khác. D. Cho lai với một cây thân thấp khác.
Câu 7: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen
phân li độc lập tổ hợp tự do. Phép lai AaBbDd x AaBbDd sẽ có
A. 8 kiểu hình và 12 kiểu gen. B. 4 kiểu hình và 12 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình và 27 kiểu gen. D. 4 kiểu hình và 9 kiểu gen.
Câu 8: Cho biết mỗi gen qui đinh một tính trạng, các gen có quan hệ trội lặn hoàn toàn và phân ly độc
lập. Tỷ lệ loại kiểu hình A-B-C- từ phép lai: AaBbCC x Aabbcc là
A. 9/16. B. 3/8. C. 0. D. 3/16.
Câu 9. Cơ thể mang tính trạng trội không thuần chủng (di truyền theo quy luật phân li) lai phân tích thu
được tỉ lệ
A. 100% tính trạng trội. B. 50% trội : 50% lặn. C. 100% tính trạng lặn. D. 3 trội : 1 lặn.
Câu 10. Theo kết quả thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương
phản thuần chủng, nếu có hiện tượng trội không hoàn toàn thì thế hệ thứ 2 có sự phân li về kiểu hình theo tỉ
lệ:
A. 1trội: 2trung gian: 1 lặn. B. 100% trội.
C. 3 trội: 1lặn. D. 100% tính trạng trung gian.

2
Câu 11: Cho cặp cha và mẹ : AABBCc x AabbCc, với quan hệ trội lặn hoàn toàn và các gen phân ly
độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình A-B-cc- là
A. 3/4. B. 1/8. C. 3/8. D. 1/4.
Câu 12. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBbDd được triển khai từ biểu thức nào sau
đây?
A. (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1). B. (1 : 2 : 1) (3 : 1).
C. (3 : 1) (3 : 1) (3 : 1). D. (1 : 2 : 1) (3 : 1) (1 : 1).
Câu 13. Cho cặp cha và mẹ : AaBbDd x AaBbDd, với quan hệ trội lặn hoàn toàn và các gen phân ly
độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình 2 tính trạng lặn và 1 tính trạng trội là
A. 3/64. B. 9/64. C. 6/64. D. 1/64.
Câu 14. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có
bao nhiêu NST trong các trường hợp sau đây?
A. 2. B.4. C. 8. D.16.
Câu 16. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân I. Tế bào đó có
bao nhiêu NST kép trong các trường hợp sau đây?
A. 2. B.4. C. 8. D.16.
Câu 17. Một tế bào có bộ NST 2n = 40 tham nguyên phân 3 lần. Số tâm động trong các tế bào con ở kì
sau của lần nguyên phân cuối cùng (lần thứ 3) là
A. 120. B. 160. C.320. D.80.
Câu 18. Một tế bào có bộ NST 2n = 40 tham nguyên phân 3 lần. Số cromatit trong các tế bào con ở kì
giữa của lần nguyên phân cuối cùng (lần thứ 3) là
A. 320. B. 160. C.120. D.80.
Câu 19. Theo quy luật di truyền liên kết của Moocgan, ở ruồi giấm, gen A- thân xám, a- thân đen, B-
cánh dài, b- cánh cụt. Cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng giao phấn với nhau: thân xám, cánh dài x
thân đen, cánh ngắn thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được đời con có kiểu hình phân ly
theo tỉ lệ:
A. 100% thân xám, cánh dài. B. 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh, cụt.
C. 3 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài. D. 1 thân xám cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài.
Câu 20. Theo quy luật di truyền liên kết của Moocgan, ở ruồi giấm, gen A- thân xám, a- thân đen, B-
cánh dài, b- cánh cụt. Cho 2 dòng ruồi giấm thân xám, cánh dài dị hợp giao phấn với nhau thu được
đời con thu được đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 1 thân xám, cánh cụt: 2 thân xám, cánh dài: 1
thân đen, cánh dài. Bố và mẹ đều có kiểu gen là
A. AB/ab. B. Ab/aB. C. Ab/ab. D. aB/ab.
0 trả lời
Hỏi chi tiết
235

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Sinh học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo