Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Thúy Kiều đã được diễn tả với vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn. Thật vậy, khi tả đến Thúy Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy và nhiều câu thơ hơn để diễn tả vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều. Khi tả Kiều, Nguyễn Du đã tả cả sắc và tài của nhân vật này "So bề tài sắc lại là phần hơn". Những câu thơ như "Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước, nghiêng thành/ Sắc đành họa một, tài đành họa hai". Ôi, Thúy Kiều là cô gái đẹp và Kiều có đôi mắt đẹp như làn nước hồ mùa thu, lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân! Vẻ đẹp của Kiều đến hoa và liễu còn phải "ghen", phải "hờn". Nếu như miêu tả Thúy Vân, tác giả sử dụng những từ "thua, nhường" thì những từ "ghen, hờn" khi miêu tả Kiều gợi ra một sự bấp bênh, sóng gió, hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều. Vẻ đẹp của cô khiến cho thiên nhiên còn phải hờn ghen, giận dữ, đó là vẻ đẹp "nghiêng nước, nghiêng thành". Hơn nữa, khi tả Kiều, tác giả chỉ tập trung miêu tả đôi mắt của Kiều, đây chính là nghệ thuật điểm nhãn, đặc tả đặc sắc của Nguyễn Du. Sau đó, khi tập trung tả về tài năng của Kiều, bạn đọc có thể cảm nhận được sự tài hoa của Kiều, bút pháp lý tưởng hóa nhân vật của Nguyễn Du. Theo quan niệm phong kiến xưa, người phụ nữ không được thành thạo "cầm, kỳ, thi, họa" như nam nhi. Thế nhưng, Kiều lại là người như vậy và cô còn là cô gái có trí tuệ thông minh tuyệt đối, thuộc làu cung thương, ngũ âm. Đặc biệt nhất, có lẽ là tiếng đàn của Kiều đã tạo nên được khúc bạc mệnh vô cũng não nề, khiến cho ai nghe cũng vô cùng đa sầu đa cảm. Tất cả những vẻ đẹp của Kiều đều là dự báo cho số phận ba chìm bảy nổi của nhân vật sau này. Tóm lại, Thúy Kiều đã được tác giả Nguyễn Du khắc họa bằng bút pháp lý tưởng hóa, nổi bật với vẻ đẹp toàn diện cả sắc và tài và dự cảm cho một số phận bấp bênh, lưu lạc sau này của nhân vật.