Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
27/10/2021 18:24:02

Hãy nêu cảm nhận của em về 7 câu đầu và 3 câu cuối của bài thơ Đồng chí

Hãy nêu cảm nhận của em về 7 câu đầu và 3 câu cuối của bài thơ Đồng chí
2 trả lời
Hỏi chi tiết
280
2
0
Tt Tôi
27/10/2021 18:26:16
+5đ tặng

Tình đồng chí, đồng đội cao quý, trong sáng mà không kém phần thiêng liêng của những người lính được tác giả Chính Hữu tái hiện đầy sinh động trong bài thơ Đồng chí. Trong bảy câu thơ mở đầu, tác giả đã nói về nguồn gốc xuất thân của những người lính. Họ vốn là những con người hoàn toàn xa lạ nhưng lại gắn kết với nhau bởi chiến tranh, cùng chung lí tưởng đó chính là đấu tranh cho độc lập, cho tự do.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua”

“Nước mặn đồng chua” là vùng đất bị nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là những vùng đất khó trồng trọt. Từ đặc điểm về tự nhiên ta có thể xã định những người lính này đến từ miền Trung, miền Nam của tổ quốc.

“Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Còn “đất cày lên sỏi đá” nói về sự cằn cỗi, tiêu điều của đất đai, đặc điểm này gợi cho ta liên tưởng đến những vùng trung du miền núi Bắc bộ.

Đặc điểm chung của những người lính này là họ đều đến từ những vùng quê nghèo trên khắp cả nước. Trước khi trở thành những người đồng đội họ hoàn toàn xa lạ, không hề quen biết, nhưng họ lại có chung một lí tưởng. Họ đi theo tiếng gọi của tổ quốc mà trở thành những người tri kỉ, những người bạn thân thiết mà theo cách định nghĩa của Chính Hữu thì họ đã trở thành những người tri kỉ.

Những người lính đã sát cánh bên nhau cùng chiến đấu, cùng giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn. Hai tiếng “Đồng chí” vang lên cuối khổ thơ thứ nhất như lời khẳng định về sự gắn bó trong tình cảm, về sự thiêng liêng của mối quan hệ.

Như vậy, qua bảy câu thơ đầu tiên, Chính Hữu đã xác lập được cơ sở của tình đồng đội, đồng chí, làm cơ sở cho sự phát triển tình đồng chí ở những khổ thơ sau đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
bây bi cát chình ma
27/10/2021 18:26:29
+4đ tặng

Bảy câu thơ đầu bài thơ Đồng chí giúp bạn đọc thêm hiểu về xuất thân, về cảnh ngộ của người lính. Chính Hữu đã thật tinh tế trong từng câu chữ của mình. Quê hương anh, cách nói, xưng hô sao mà ân tình - anh, tôi. Nói "anh" trước và "tôi" sau cũng góp phần thể hiện sự song hành, kính trọng mà người lính dành cho nhau. Thành ngữ "nước mặn đồng chua" giúp bạn đọc thêm hiểu về những nhọc nhằn, vất vả của mảnh đất quê hương mà anh sinh sống. Cũng như vậy, cụm từ "đất cày lên sỏi đá" tạo hình dung, liên tưởng về miền quê với bao nhọc nhằn. Nghèo của anh và tôi là vất vả chung của cảnh ngộ người lính nông dân. Người lính nông dân đã trở thành chiến sĩ trong hoàn cảnh như thế đó. Xuất thân, cảnh ngộ của người lính trong Đồng chí cũng chính là xuất phát chung của người lính trong kháng chiến chống Pháp và họ là người tạo nên tình "Đồng chí" thật đẹp. 
3 câu cuối không biết :v

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo