Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một bài bình luận về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.885
10
1
Trịnh Quang Đức
04/03/2018 20:04:43

Gấp lại truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lòng ta cứ xao xuyến, vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân tình, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tình yêu. Viết về một mảnh hiện thực trên miền đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như muốn nói với ta rằng: Bên trong cái vẻ đẹp lặng lẽ, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu nhưng cũng có không ít những hi sinh thầm lặng.

Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào trongLặng lẽ Sa Pa cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu sông một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Đã mấy năm nay, công việc hằng ngày của anh là đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, đo nắng rồi ghi chép, rồi gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải đối chọi với gió tuyết và lặng im. Vậy mà anh ta rất yêu công việc của mình: Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất (lời anh thanh niên nói với ông họa sĩ già). Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa đang thầm lặng kiên nhẫn nhân giống su hào, là người cán bộ khoa học ngày đêm chăm chú miệt mài lập bản đồ sét cho đất nước. Đó là một họa sĩ già xin anh em ở cơ quan hoãn bữa tiệc ông nghỉ hưu để đi thực tế lần cuối ở Tây Bắc. Ông gặp người, gặp cảnh ông hỏi chuyện và mải miết vẽ mà trong đầu hiện lên bao ý nghĩ, cảm xúc về những con người và công việc cụ thể, về đất nước và tâm hồn. Đó là cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường, lần dầu rời Hà Nội, hăm hở lên Tây bắc cheo leo núi, ngút ngàn sương mây nhận công tác, là bác lái xe dễ thông cảm, vui tính, tất cả hình ảnh những con người trong truyện làm cho ta tin yêu cuộc sống, tin yêu chế độ mới biết bao.

Những con người có lẽ sống cao đẹp, tâm hồn trong sáng như thế khi gặp nhau sẽ tự nhiên nảy nở tình cảm nồng hậu, chân tình. Lặng lẽ Sa Pa còn đẹp ở mối quan hệ thân ái, tin cậy giữa con người với con người. Dù gặp gỡ tình cờ trên một chuyên xe nhưng giữa người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ có mối quan hệ vừa trân trọng nhau vừa cởi mở, thân thiết như tình cảm bốcon. Anh thanh niên làm khí tượng hồ hởi đón hai người lên thăm nhà mình theo lời giới thiệu của bác lái xe. Việc làm đầu tiên của anh là hái một bó hoa rực rỡ tặng người bạn gái chưa hề quen biết. Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. Sau đó, anh cũng không quên tặng củ tam thất cho vợ bạn lái xe vừa bị ốm dậy, làn trứng, bó hoa tiễn người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ tiếp tục cuộc hành trình. Cuộc gặp gỡ bất ngờ, ngắn ngủi nhưng vô cùng thú vị khiến người họa sĩ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp của cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được, khiến cô kĩ sư trẻ lòng bao cảm mến, bâng khuâng.

Từ một cốt truyện khá nhẹ nhàng, những chi tiết chân thực, tinh tế, bằng ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng lẽ. Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định rằng cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng. Những con người cần mẫn, nhiệt thành rồi sớm muộn gì họ cũng gặp nhau và quý mến nhau. Một cuộc sống như thế, mối quan hệ như thế thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
Tiểu Khả Ái
04/03/2018 20:04:59

Gấp lại truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lòng ta cứ xao xuyến, vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân tình, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tình yêu. Viết về một mảnh hiện thực trên miền đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như muốn nói với ta rằng: Bên trong cái vẻ đẹp lặng lẽ, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu nhưng cũng có không ít những hi sinh thầm lặng.

Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào trongLặng lẽ Sa Pa cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu sông một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Đã mấy năm nay, công việc hằng ngày của anh là đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, đo nắng rồi ghi chép, rồi gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải đối chọi với gió tuyết và lặng im. Vậy mà anh ta rất yêu công việc của mình: Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất (lời anh thanh niên nói với ông họa sĩ già). Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa đang thầm lặng kiên nhẫn nhân giống su hào, là người cán bộ khoa học ngày đêm chăm chú miệt mài lập bản đồ sét cho đất nước. Đó là một họa sĩ già xin anh em ở cơ quan hoãn bữa tiệc ông nghỉ hưu để đi thực tế lần cuối ở Tây Bắc. Ông gặp người, gặp cảnh ông hỏi chuyện và mải miết vẽ mà trong đầu hiện lên bao ý nghĩ, cảm xúc về những con người và công việc cụ thể, về đất nước và tâm hồn. Đó là cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường, lần dầu rời Hà Nội, hăm hở lên Tây bắc cheo leo núi, ngút ngàn sương mây nhận công tác, là bác lái xe dễ thông cảm, vui tính, tất cả hình ảnh những con người trong truyện làm cho ta tin yêu cuộc sống, tin yêu chế độ mới biết bao.

Những con người có lẽ sống cao đẹp, tâm hồn trong sáng như thế khi gặp nhau sẽ tự nhiên nảy nở tình cảm nồng hậu, chân tình. Lặng lẽ Sa Pa còn đẹp ở mối quan hệ thân ái, tin cậy giữa con người với con người. Dù gặp gỡ tình cờ trên một chuyên xe nhưng giữa người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ có mối quan hệ vừa trân trọng nhau vừa cởi mở, thân thiết như tình cảm bốcon. Anh thanh niên làm khí tượng hồ hởi đón hai người lên thăm nhà mình theo lời giới thiệu của bác lái xe. Việc làm đầu tiên của anh là hái một bó hoa rực rỡ tặng người bạn gái chưa hề quen biết. Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. Sau đó, anh cũng không quên tặng củ tam thất cho vợ bạn lái xe vừa bị ốm dậy, làn trứng, bó hoa tiễn người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ tiếp tục cuộc hành trình. Cuộc gặp gỡ bất ngờ, ngắn ngủi nhưng vô cùng thú vị khiến người họa sĩ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp của cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được, khiến cô kĩ sư trẻ lòng bao cảm mến, bâng khuâng.

Từ một cốt truyện khá nhẹ nhàng, những chi tiết chân thực, tinh tế, bằng ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng lẽ. Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định rằng cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng. Những con người cần mẫn, nhiệt thành rồi sớm muộn gì họ cũng gặp nhau và quý mến nhau. Một cuộc sống như thế, mối quan hệ như thế thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.

4
4
Cô Pé Thiên Yết
04/03/2018 20:08:22
Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí. Các tác phẩm của ông là sự chắt lọc hiện thực của cuộc sống. "Lặng lẽ Sa Pa" là một truyện ngắn đặc sắc, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Truyện đc viết sau chuyến đi đến Lào Cai, một vùng núi đẹp nổi tiếng. Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng: " Nguyễn Thành Long đã viết bài thơ văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hương của thiên nhiên và con người trong vùng đất xa xôi của Tổ quốc."

Lời nhận xét trong đề bàu đã nêu bật được nét đặc sắc bao trùm truyện ngắn Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long: vẻ đẹp đầy chất thơ, chất trữ tình lãng mạn của thiên truyện. Đây cũng là nét riêng làm nên vẻ đẹp độc đáo của ngòi bút của Nguyễn Thành Long. Cụm từ "bài thơ văn xuôi" nghĩa là một áng văn giàu chất thơ, truyện ngắn vốn là thể loại văn xuôi thuộc loại hình tự sự nhưng Lặng lẽ SaPa lại là tác phẩm văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ. Sự hứng thú, khám phá về tâm hồn con người, niềm say mê với thiên nhiên mơ môngh, sự tạo dựng câu văn uyển chuyển, đầy sức uyển chuyển. Về mặt nội dung, nhận xét chỉ ra nét độc đáo của Nguyễn Thành Long ở việc ca ngợi vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hương của thiên nhiên, con người trong vùng đất xa xôi của Tổ Quốc. Tức là nguyên văn không chỉ miêu tả cái hình hài SaPa mà còn khám phá cái hồn của SaPa - vẻ đẹp của con người nơi đây. Nguyễn Thành Long quả là một văn nhân, thi nhân độc đáo.

Có thể thấy, chất thơ trong Lặng lẽ Sapa thể hiện hài hòa giữa nội dung và hình thức, giữa thiên nhiên và con người, ngòi bút nhân văn đậm chất trữ tình.
Ta cảm nhận đâu đây chất thơ tỏa ra, thấm đẫm nhan đề tác phẩm. "Lặng lẽ SaPa" - dưới ngòi bút của NTL - đẹp như 1 câu thơ hàm súc. Từ "lặng lẽ" trong nhan đề đem lại cho người đọc cảm giác về không gian, về những phút giây yên bình, thanh thản. Cái lặng lẽ gắn liền với Sa Pa gợi cho người ta nghĩ đến xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ kĩ, nơi mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Ở đó, có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn, có những đàn bò lang cổ đeo chuông ung dung gặm cỏ, có những rừng thông đẹp lunh linh kì ảo dưới ánh nắng mặt trời... Đến Sa Pa, ta có thể rũ bỏ mọi phiền muộn của cuộc sống, là nơi thời gian ngưng lại để ta có thể ung dung, tự tại thưởng ngoạn đất trời... Nhưng trong từng câu chữ viết lên bởi Nguyễn Thành Long, Sa Pa lại hiện lên với vẻ đẹp hoàn toàn khác. Cái lặng lẽ của Sa Pa còn ẩn chứa sự lặng lẽ âm thầm đầy khiêm nhường mà cao cả của những con người đang ngày đêm nhiệt tình, hăng say lao động góp sức xây dựng cuộc sống mới. Họ là những nhà khoa học không có tên. Tên của họ gắn liền với công việc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp, đáng khâm phục, đáng yêu, đáng mến. Đó là ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa “ngày này sang ngày khác” ngồi cặm cụi miệt mài trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa. Đó là anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét ở trung tâm khí tượng, đã 11 năm không một ngày xa cơ quan, lúc nào cũng luôn trong tư thế chờ sét “nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu cho Tổ quốc… Tất cả đều là những con người say mê với công việc, đang âm thầm lặng lẽ cống hiến sức mình cho đất nước, nhân dân. Có thể nói, bên trong cái lặng lẽ của Sa Pa là một cuộc sống sôi động cống hiến đầy ý nghĩa. Như vậy, nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, kì ảo của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây. Với việc đặt nhan đề như vậy, phải chẳng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của con người?
Chất thơ còn toát ra khi ngợi ca vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên SaPa hùng vĩ, thơ mộng. Khí hậu ở đây hài hoà, chính vì thế mà hoa trái bốn mùa tươi tốt. Sa hiện lên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long với ngôn ngữ điêu luyện đã trở thành một bức tranh đẹp, sống động, và đầy chất thơ. Đọc truyện của ông, người đọc không còn thấy Sa Pa có vẻ đẹp hoang dã, bí ẩn mà ngược lại, thiên nhiên nơi đây đi vào cảm nhận của người đọc là một vùng đất hết sức thơ mộng, hữu tình, thấm đượm hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên, cuộc sống và con người. Theo bước chân cùa nhà văn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh núi rừng của Sa Pa. Thác nước trắng xóa, đường uốn lượn quanh co, cây cối rậm rạp, chen chúc nhau và hiện lên ngày càng hấp dẫn với những rặng đào, "đàn bò lang cổ có đeo chuông ở cánh đồng cỏ trong lũng 2 bên đường." Một cuộc sống thanh bình và yên ả biết bao! Nắng ở Sa Pa thật là đẹp. Ngòi bút miêu tả đặc sắc của Nguyễn Thành Long đã tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của nắng Sa Pa: nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn. Mỗi câu, mỗi chữ như có đường nét, màu sắc, hình khối, vừa đậm chất hội họa vừa mang nhịp điệu âm thanh êm ái của một bài thơ. Người đọc như đc chứng kiến vẻ đẹp con người với rung động đầy nghệ sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Qua cảm nhận của ông họa sĩ và cô gái, mỗi rặng mây và cả những hàng sương cỏ đều tràn đầy sức sống. Mây ở đây hiện ra mang một vẻ đẹp kì thú: mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe làm cho không gian ở đây trờ nên mát lạnh, mờ ảo. Vườn hoa với màu sắc rực rỡ cũng như chính tâm hồn và cuộc sống của những con người thầm lặng nơi đây sôi trào tuôn chảy trg nỗi lực đầy sức sống mộng mơ của tuổi trẻ. "Nắng đã mạ bạc cả con đèo... rực rỡ theo". Dường như vẻ đẹp thiên nhiên đã làm nền cho vẻ đẹp con người nơi đây, tôn lên vẻ đẹp của họ trên đỉnh nứi cao vời vợi Yên Sơn, Phan-xi-păng ta đều thấy những con người ở tầm cao của sự cống hiến và hi sinh. Có lẽ vì vậy mà trên chuyến xe chở khách lên Sa Pa với cảm nhận đầy thú vị về thiên nhiên nơi đây, người đọc hiểu rằng thiên nhiên không chỉ là bức trânh phản chiếu sức sống âm thầm nhg mãnh liệt của cuộc sống con người mà còn là lời mời gọi hấp dẫn để chúng ta tới khám phá những điều kì diệu của mảnh đất này.

Trên nền bức tranh thiên nhiên kì ảo ấy, Sa Pa còn đẹp thêm biết bao với những con người làm việc quên mình cho đất nước. Chất thơ của tác phẩm toát ra từ vẻ đẹp tâm hồn của những con người nơi đây. Trước hết là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng, giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Đó là một con người đầy trách nhiệm, say mê với công việc và ân tình với mọi người. Anh hiểu công việc của mình tuy gian khổ nhưng thiếu nó cháu buồn đến chết mất vì công việc là niềm vui, là nguồn sống của anh. Anh đả tìm được hạnh phúc trong công việc. Anh quan niệm công việc là người bạn đồng hành với mình, chính vì thế cuộc sống của anh không bao giờ tẻ nhạt và buồn chán. Anh tâm sự: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chi dưới kia. Con người đó cũng có quan niệm về hạnh phúc thật giản dị nhưng hêt sức cao đẹp - đó là được lao động, được cống hiến sức mình cho đất nước. Vì thế, khi biết tin nhờ mình phát hiện dám mây khô mà không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ, anh thấy mình thật hạnh phúc. Tóm lại, được cống hiến cho khoa học là lí tưởng sống của anh. Suy nghĩ của anh về cuộc sống thật đẹp, thật sâu sắc. Không chi là người có suy nghĩ đẹp, anh còn là người biết hành động đẹp. Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ, một mình sống vắt vẻo trên đỉnh Yên Sơn, làm bạn với rừng xanh, mây trắng, bão tuyết, sương rơi để do gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Dù không ai đôn đốc, kiểm tra, nhưng anh vẫn tự nguyện tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Công việc đòi hỏi phải thực hiện vào những thời khắc khó khăn như nửa đêm giữa mùa đông giá rét, nhưng bất kì trong hoàn cảnh nào, đến đúng thời điểm ấy là anh thức giấc, xách đèn đi ốp, xách máy đi đo, không bỏ sót một ngày nào, không quên một buổi nào, âm thầm bền bỉ suốt nhiều năm trời. Nhưng khó khăn hơn tất cả đối với anh chính là vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt, tháng không một bóng người. Và anh đã vượt qua được bằng sự miệt mài, say mê trong công việc. Anh đã dùng tất cả thời gian, nhiệt huyết, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ được giao, rảnh một chút là anh lại lấy sách ra dể trò chuyện. Từ những công việc lặng lẽ âm thầm đó, anh đã góp phần trực tiếp vào chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc. Đặc biệt, Nguyễn Thành Long đã khéo léo đưa vào truyện chi tiết anh thanh niên tặng cô gái bó hoa nhiều màu sắc sặc sỡ. Bó hoa ấy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời Sa Pa mà nó còn là vẻ đẹp của cuộc đời mà anh thanh niên đã hào phóng tặng cho mọi người. Chi tiết ấy đâ toát lên một chân lí: hãy sống đẹp, hãy quan tâm đến nhau, hãy đến với nhau bằng tất cả tấm lòng và tình cảm nhân hậu.
Thông qua lời kể của anh thanh niên, ta còn thây một ông kĩ sư vườn rau cần cù, say mê, chăm chỉ làm việc, ngày ngày quan sát cách lấy mật của ong, cách ong thụ phấn để tìm cách tăng năng suất cây trồng, đó là một mục đích đẹp. Còn nhà nghiên cứu khoa học thì mười một năm không xa rời cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng đợt sét để lập bản đồ sét Việt Nam, tìm cho ra của chìm nông, chìm sâu dưới lòng đất để làm giàu cho đất nước. Anh mặc cho tuổi xuân trôi đi, quên cả hạnh phúc riêng tư, bất chấp mọi nguy hiểm. Những con người nơi đây lặng lẽ, âm thầm cống hiến không ai biết đến song trong cái lặng lẽ ấy lại là những tâm hồn không hề lặng lẽ. Họ hiểu được tầm quan trọng của những công việc mình đang làm có ý nghĩa đối với đất nước, với nhân dân. Họ làm việc bằng niềm say mê, bằng sự say mê quên mình. Họ xứng đáng là vần thơ đẹp trong bài thơ của cuộc đời.

Nhà văn Nguyền Thành Long đã dem đến cho chúng ta niềm cảm hứng dạt dào về vẻ dẹp thiên nhiên và con người Sa Pa. Người đọc như nghe thấy được những lời khuyên nhủ nhỏ nhẹ, tâm tình của nhà văn qua thiên truyện đầy chất thơ với cái tên độc đáo Lặng lẽ Sa Pa. Đó là hãy nhìn vào mọi người để phát hiện những điều vô cùng nhỏ nhưng đáng ca ngợi biết bao.
 
4
2
Nguyễn Thành Trương
04/03/2018 20:10:04
Sapa – cái tên khi mới nghe nói đến người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Nhưng ai đã từng đọc tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long thì chắc hẳn sẽ có những suy nghĩ khác. Trong cái lặng im của Sapa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sapa, vẫn có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước. “Lặng lẽ Sapa” là tác phẩm của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè của Nguyễn Thành Long. Ông đã khắc hoạ thành công hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Với một ý thức trách nhiệm, một tinh thần tự nguyện, một lòng say mê nghề nghiệp và những đức tính tốt khác, anh thanh niên đã trở thành một hình tượng điển hình của người lao động.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai? Ai cũng một thời trẻ trai, cũng thường nghĩ về đời mình”, trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” nhà văn Nguyễn Thành Long đã cho ta thấy được vẻ đẹp của Sapa thật độc đáo và đầy chất thơ, đồng thời tác giả cũng giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người nơi đây. Những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học trong cái lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.

Truyện kể về cuộc sống làm việc của nhân vật anh thanh niên – một cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu, anh sống một mình trên đỉnh núi cao, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo của Sapa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất”, những việc luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác. Công việc cực kỳ gian khổ nhưng anh vẫn cố gắng hoàn thành một cách nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm “gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. “Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm … gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ trực đợi mình ra là ào ào xơi tới”. Tuy khó khăn là thế, nhưng anh rất yêu công việc của mình “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao có thể là một mình được. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất’’. Anh luôn cảm thấy hạnh phúc và gắn bó với công việc của mình, công việc đã trở thành một người bạn không thế thiếu đối với anh.

Người lặng lẽ mà không lặng lẽ, tuy sống một mình nhưng anh không cảm thấy đơn độc bơỉ “lúc nào tôi cũng có người trò chuyện, nghĩa là có sách ấy mà”. Sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy luôn làm chủ được bản thân, lạc quan và yêu đời, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định về vật chất, tinh thần “Trước nhà anh trồng cả một vườn hoa đủ màu sắc, anh còn nuôi được một đàn gà đẻ trứng ăn không hết, một gian nhà nhỏ nhưng gọn gàng và ngăn nắp”. Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh thèm người tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ôtô để được nghe tiếng người. Nhưng sau anh lại nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống và làm việc một mình với cây cỏ thiên nhiên Sapa, để trở thành “người cô độc nhất thế gian’’.

Tuy vậy, nhưng anh không dần thu mình trong sự cô đơn, vắng vẻ ấy. Sự hiếu khách, quan tâm đến người khác một cách chu đáo, đã gây thiện cảm giữa anh với ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ ngay từ những phút đầu gặp gỡ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh: anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh khi đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm nhà, hồn nhiên kể về công việc, về những người đồng nghiệp và cuộc sống nơi Sapa lặng lẽ. Ai có thể quên được, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm “Anh hái 1 bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết, nước chè cho ông họa sĩ, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu… Tất cả không chỉ chứng tỏ là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm, lòng quan tâm sốt sắng, tận tình đáng quý của anh.

Ta còn bắt gặp ở người thanh viên là người rất mực khiêm tốn và trung thực, anh cảm thấy công việc, những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh ngượng ngùng khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh hào hứng giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn mình: “Bác đừng vẽ cháu, nhiều người khác ở dưới kia đáng vẽ hơn cháu như ông kĩ sư nghiên cứu thụ phấn ở vườn su hào, anh thanh niên nghiên cứu bản đồ sét …” Những đóng góp của mọi người anh vẫn luôn coi là quan trọng và xứng đáng hơn mình, thật đáng trâng trọng bởi con người có cách nghĩ và nhìn nhận như thế. Dù còn trẻ nhưng anh rất thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sapa, thấm thía cả sự hy sinh thầm lặng của những người đang ngày đêm làm việc. Cuộc sống giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan tỏa tới những người xung quanh.

“Lặng lẽ Sapa” – ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lãng lẽ nhưng đáng yêu. Họ sống cống hiến cho nhân dân, cho dân tộc và đã dệt lên bài ca về tình yêu Tổ Quốc, tình yêu đất nước. Họ như những ngôi sao toả sáng trên bầu trời đêm, nhưng sáng bằng những đóng góp thầm lặng của họ. Phải chăng nhà văn muốn nhắn gửi đến cho mỗi chúng ta. Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng như người thanh niên nơi Sapa lặng lẽ ấy, họ khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng và đáng tin yêu. Là học sinh, chúng ta hãy cố gắng học tập để mai sau có thể góp công sức để xây dựng đất nước, là những chủ nhân tương lai của Tổ Quốc.
1
1
NoName.470363
06/05/2019 09:21:11
Có thể thấy, chất thơ trong Lặng lẽ Sapa thể hiện hài hòa giữa nội dung và hình thức, giữa thiên nhiên và con người, ngòi bút nhân văn đậm chất trữ tình.
Ta cảm nhận đâu đây chất thơ tỏa ra, thấm đẫm nhan đề tác phẩm. "Lặng lẽ SaPa" - dưới ngòi bút của NTL - đẹp như 1 câu thơ hàm súc. Từ "lặng lẽ" trong nhan đề đem lại cho người đọc cảm giác về không gian, về những phút giây yên bình, thanh thản. Cái lặng lẽ gắn liền với Sa Pa gợi cho người ta nghĩ đến xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ kĩ, nơi mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Ở đó, có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn, có những đàn bò lang cổ đeo chuông ung dung gặm cỏ, có những rừng thông đẹp lunh linh kì ảo dưới ánh nắng mặt trời... Đến Sa Pa, ta có thể rũ bỏ mọi phiền muộn của cuộc sống, là nơi thời gian ngưng lại để ta có thể ung dung, tự tại thưởng ngoạn đất trời... Nhưng trong từng câu chữ viết lên bởi Nguyễn Thành Long, Sa Pa lại hiện lên với vẻ đẹp hoàn toàn khác. Cái lặng lẽ của Sa Pa còn ẩn chứa sự lặng lẽ âm thầm đầy khiêm nhường mà cao cả của những con người đang ngày đêm nhiệt tình, hăng say lao động góp sức xây dựng cuộc sống mới. Họ là những nhà khoa học không có tên. Tên của họ gắn liền với công việc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp, đáng khâm phục, đáng yêu, đáng mến. Đó là ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa “ngày này sang ngày khác” ngồi cặm cụi miệt mài trong vườn su hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa. Đó là anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét ở trung tâm khí tượng, đã 11 năm không một ngày xa cơ quan, lúc nào cũng luôn trong tư thế chờ sét “nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu cho Tổ quốc… Tất cả đều là những con người say mê với công việc, đang âm thầm lặng lẽ cống hiến sức mình cho đất nước, nhân dân. Có thể nói, bên trong cái lặng lẽ của Sa Pa là một cuộc sống sôi động cống hiến đầy ý nghĩa. Như vậy, nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, kì ảo của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây. Với việc đặt nhan đề như vậy, phải chẳng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của con người?
Chất thơ còn toát ra khi ngợi ca vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên SaPa hùng vĩ, thơ mộng. Khí hậu ở đây hài hoà, chính vì thế mà hoa trái bốn mùa tươi tốt. Sa hiện lên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long với ngôn ngữ điêu luyện đã trở thành một bức tranh đẹp, sống động, và đầy chất thơ. Đọc truyện của ông, người đọc không còn thấy Sa Pa có vẻ đẹp hoang dã, bí ẩn mà ngược lại, thiên nhiên nơi đây đi vào cảm nhận của người đọc là một vùng đất hết sức thơ mộng, hữu tình, thấm đượm hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên, cuộc sống và con người. Theo bước chân cùa nhà văn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh núi rừng của Sa Pa. Thác nước trắng xóa, đường uốn lượn quanh co, cây cối rậm rạp, chen chúc nhau và hiện lên ngày càng hấp dẫn với những rặng đào, "đàn bò lang cổ có đeo chuông ở cánh đồng cỏ trong lũng 2 bên đường." Một cuộc sống thanh bình và yên ả biết bao! Nắng ở Sa Pa thật là đẹp. Ngòi bút miêu tả đặc sắc của Nguyễn Thành Long đã tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của nắng Sa Pa: nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn. Mỗi câu, mỗi chữ như có đường nét, màu sắc, hình khối, vừa đậm chất hội họa vừa mang nhịp điệu âm thanh êm ái của một bài thơ. Người đọc như đc chứng kiến vẻ đẹp con người với rung động đầy nghệ sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Qua cảm nhận của ông họa sĩ và cô gái, mỗi rặng mây và cả những hàng sương cỏ đều tràn đầy sức sống. Mây ở đây hiện ra mang một vẻ đẹp kì thú: mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe làm cho không gian ở đây trờ nên mát lạnh, mờ ảo. Vườn hoa với màu sắc rực rỡ cũng như chính tâm hồn và cuộc sống của những con người thầm lặng nơi đây sôi trào tuôn chảy trg nỗi lực đầy sức sống mộng mơ của tuổi trẻ. "Nắng đã mạ bạc cả con đèo... rực rỡ theo". Dường như vẻ đẹp thiên nhiên đã làm nền cho vẻ đẹp con người nơi đây, tôn lên vẻ đẹp của họ trên đỉnh nứi cao vời vợi Yên Sơn, Phan-xi-păng ta đều thấy những con người ở tầm cao của sự cống hiến và hi sinh. Có lẽ vì vậy mà trên chuyến xe chở khách lên Sa Pa với cảm nhận đầy thú vị về thiên nhiên nơi đây, người đọc hiểu rằng thiên nhiên không chỉ là bức trânh phản chiếu sức sống âm thầm nhg mãnh liệt của cuộc sống con người mà còn là lời mời gọi hấp dẫn để chúng ta tới khám phá những điều kì diệu của mảnh đất này.
Trên nền bức tranh thiên nhiên kì ảo ấy, Sa Pa còn đẹp thêm biết bao với những con người làm việc quên mình cho đất nước. Chất thơ của tác phẩm toát ra từ vẻ đẹp tâm hồn của những con người nơi đây. Trước hết là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng, giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Đó là một con người đầy trách nhiệm, say mê với công việc và ân tình với mọi người. Anh hiểu công việc của mình tuy gian khổ nhưng thiếu nó cháu buồn đến chết mất vì công việc là niềm vui, là nguồn sống của anh. Anh đả tìm được hạnh phúc trong công việc. Anh quan niệm công việc là người bạn đồng hành với mình, chính vì thế cuộc sống của anh không bao giờ tẻ nhạt và buồn chán. Anh tâm sự: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chi dưới kia. Con người đó cũng có quan niệm về hạnh phúc thật giản dị nhưng hêt sức cao đẹp - đó là được lao động, được cống hiến sức mình cho đất nước. Vì thế, khi biết tin nhờ mình phát hiện dám mây khô mà không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ, anh thấy mình thật hạnh phúc. Tóm lại, được cống hiến cho khoa học là lí tưởng sống của anh. Suy nghĩ của anh về cuộc sống thật đẹp, thật sâu sắc. Không chi là người có suy nghĩ đẹp, anh còn là người biết hành động đẹp. Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ, một mình sống vắt vẻo trên đỉnh Yên Sơn, làm bạn với rừng xanh, mây trắng, bão tuyết, sương rơi để do gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Dù không ai đôn đốc, kiểm tra, nhưng anh vẫn tự nguyện tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Công việc đòi hỏi phải thực hiện vào những thời khắc khó khăn như nửa đêm giữa mùa đông giá rét, nhưng bất kì trong hoàn cảnh nào, đến đúng thời điểm ấy là anh thức giấc, xách đèn đi ốp, xách máy đi đo, không bỏ sót một ngày nào, không quên một buổi nào, âm thầm bền bỉ suốt nhiều năm trời. Nhưng khó khăn hơn tất cả đối với anh chính là vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt, tháng không một bóng người. Và anh đã vượt qua được bằng sự miệt mài, say mê trong công việc. Anh đã dùng tất cả thời gian, nhiệt huyết, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ được giao, rảnh một chút là anh lại lấy sách ra dể trò chuyện. Từ những công việc lặng lẽ âm thầm đó, anh đã góp phần trực tiếp vào chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc. Đặc biệt, Nguyễn Thành Long đã khéo léo đưa vào truyện chi tiết anh thanh niên tặng cô gái bó hoa nhiều màu sắc sặc sỡ. Bó hoa ấy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời Sa Pa mà nó còn là vẻ đẹp của cuộc đời mà anh thanh niên đã hào phóng tặng cho mọi người. Chi tiết ấy đâ toát lên một chân lí: hãy sống đẹp, hãy quan tâm đến nhau, hãy đến với nhau bằng tất cả tấm lòng và tình cảm nhân hậu.
Thông qua lời kể của anh thanh niên, ta còn thây một ông kĩ sư vườn rau cần cù, say mê, chăm chỉ làm việc, ngày ngày quan sát cách lấy mật của ong, cách ong thụ phấn để tìm cách tăng năng suất cây trồng, đó là một mục đích đẹp. Còn nhà nghiên cứu khoa học thì mười một năm không xa rời cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng đợt sét để lập bản đồ sét Việt Nam, tìm cho ra của chìm nông, chìm sâu dưới lòng đất để làm giàu cho đất nước. Anh mặc cho tuổi xuân trôi đi, quên cả hạnh phúc riêng tư, bất chấp mọi nguy hiểm. Những con người nơi đây lặng lẽ, âm thầm cống hiến không ai biết đến song trong cái lặng lẽ ấy lại là những tâm hồn không hề lặng lẽ. Họ hiểu được tầm quan trọng của những công việc mình đang làm có ý nghĩa đối với đất nước, với nhân dân. Họ làm việc bằng niềm say mê, bằng sự say mê quên mình. Họ xứng đáng là vần thơ đẹp trong bài thơ của cuộc đời.
Nhà văn Nguyền Thành Long đã dem đến cho chúng ta niềm cảm hứng dạt dào về vẻ dẹp thiên nhiên và con người Sa Pa. Người đọc như nghe thấy được những lời khuyên nhủ nhỏ nhẹ, tâm tình của nhà văn qua thiên truyện đầy chất thơ với cái tên độc đáo Lặng lẽ Sa Pa. Đó là hãy nhìn vào mọi người để phát hiện những điều vô cùng nhỏ nhưng đáng ca ngợi biết bao.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×