LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bằng sự hiểu biết của em hãy cho biết tình hình các nước ASEAN từ năm 1990 đến nay

Bằng sự hiểu biết của em hãy cho biết tình hình các nước ASEAN từ năm 1990 đến nay? (gợi ý: về kinh tế, văn hóa, chính trị -xã hội của các nước Đông Nam Á)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
283
1
1
Chou
28/10/2021 21:08:41
+5đ tặng
Trong thập niên 1990, khối có sự gia tăng cả về số thành viên cũng như khuynh hướng tiếp tục hội nhập. Năm 1990, Malaysia đề nghị thành lập một Diễn đàn Kinh tế Đông Á[12] gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, với mục tiêu cân bằng sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) cũng như tại vùng châu Á như một tổng thể.[13][14] Tuy nhiên, đề xuất này đã thất bại bởi nó gặp sự phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản và Hoa Kỳ.[13][15] Dù vậy, các quốc gia thành viên tiếp tục làm việc để hội nhập sâu hơn. Năm 1992, kế hoạch Biểu thuế Ưu đãi chung (CEPT) được ký kết như một thời gian biểu cho việc từng bước huỷ bỏ các khoản thuế và như một mục tiêu tăng cường lợi thế cạnh tranh của vùng như một cơ sở sản xuất hướng tới thị trường thế giới. Điều luật này sẽ hoạt động như một khuôn khổ cho Khu vực Tự do Thương mại ASEAN. Sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Đông Á năm 1997, một sự khôi phục lại đề nghị của Malaysia được đưa ra tại Chiang Mai, được gọi là Sáng kiến Chiang Mai, kêu gọi sự hội nhập tốt hơn nữa giữa các nền kinh tế của ASEAN cũng như các quốc gia ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc).[16]

Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, khối hiệp ước cũng tập trung trên hoà bình và sự ổn định của khu vực. Ngày 15 tháng 12 năm 1995, Hiệp ước Đông Nam Á Không Vũ khí hạt nhân đã được ký kết với mục tiêu biến Đông Nam Á trở thành Vùng Không Vũ khí hạt nhân. Hiệp ước có hiệu lực ngày 28 tháng 3 năm 1997 nhưng mới chỉ có một quốc gia thành viên phê chuẩn nó. Nó hoàn toàn có hiệu lực ngày 21 tháng 6 năm 2001, sau khi Philippines phê chuẩn, cấm hoàn toàn mọi loại vũ khí hạt nhân trong vùng.[17]

Sau khi thế kỷ XXI bắt đầu, các vấn đề chuyển sang khuynh hướng môi trường hơn. Tổ chức này bắt đầu đàm phán các thoả thuận về môi trường. Chúng bao gồm việc ký kết Thoả thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN năm 2002 như một nỗ lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam Á.[18] Không may thay, nó không thành công vì những vụ bùng phát khói bụi Malaysia năm 2005 và khói bụi Đông Nam Á năm 2006. Các hiệp ước môi trường khác do tổ chức này đưa ra gồm Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á,[19] the ASEAN-Wildlife Enforcement Network in 2005,[20] và Đối tác châu Á Thái Bình Dương về Phát triển Sạch và Khí hậu, cả hai đều nhằm giải quyết những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu cũng là vấn đề được quan tâm hiện nay.

Trong Hiệp ước Bali II năm 2003, ASEAN đã tán thành khái niệm hoà bình dân chủ, có nghĩa là mọi thành viên tin rằng các quá trình dân chủ sẽ thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực. Tương tự, các thành viên phi dân chủ đều đồng ý rằng đây là điều mà mọi quốc gia thành viên đều mong muốn thực hiện.[21]

Các lãnh đạo của mỗi nước, đặc biệt là Mahathir Mohamad của Malaysia, cũng cảm thấy sự cần thiết hội nhập hơn nữa của khu vực. Bắt đầu từ năm 1997, khối đã thành lập các tổ chức bên trong khuôn khổ của họ với mục tiêu hoàn thành tham vọng này. ASEAN+3 là tổ chức đầu tiên trong số đó được thành lập để cải thiện những quan hệ sẵn có với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp đó là Hội nghị cấp cao Đông Á còn rộng lớn hơn, bao gồm tất cả các nước trên cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand. Nhóm mới này hoạt động như một điều kiện tiên quyết cho Cộng đồng Đông Á đã được lên kế hoạch, dự định theo mô hình của Cộng đồng châu Âu hiện đã không còn hoạt động nữa. Nhóm Nhân vật Nổi bật ASEAN đã được tạo ra để nghiên cứu những thành công và thất bại có thể xảy ra của chính sách này cũng như khả năng về việc soạn thảo một Hiến chương ASEAN.

Năm 2006, ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.[22] Đổi lại, tổ chức này trao vị thế "đối tác đối thoại" cho Liên hiệp quốc.[23] Hơn nữa, ngày 23 tháng 7 năm đó, José Ramos-Horta, khi ấy là Thủ tướng Đông Timor, đã ký một yêu cầu chính thức về vị thế thành viên và hy vọng quá trình gia nhập sẽ kết thúc ít nhất năm năm trước khi nước này khi ấy đang là một quan sát viên trở thành một thành viên chính thức.[24][25]

Năm 2007, ASEAN kỷ niệm lần thứ 40 ngày khởi đầu, và 30 năm quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.[26] Ngày 26 tháng 8 năm 2007, ASEAN nói rằng các mục tiêu của họ là hoàn thành mọi thoả thuận tự do thương mại của Tổ chức này với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand vào năm 2013, vùng với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.[27][28] Tháng 11 năm 2007 các thành viên ASEAN đã ký Hiến chương ASEAN, một điều luật quản lý mọi quan hệ bên trong các thành viên ASEAN và biến ASEAN thành một thực thể luật pháp quốc tế. Cùng trong năm ấy, Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á tại Cebu ngày 15 tháng 1 năm 2007, của ASEAN và các thành viên khác của EAS (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc), khuyến khích an ninh năng lượng bằng cách tài trợ vốn cho các nghiên cứu về năng lượng thay thế cho các loại nhiên liệu quy ước.[cần dẫn nguồn]

Ngày 27 tháng 2 năm 2009, một Thỏa thuận Tự do Thương mại giữa 10 quốc gia thành viên khối ASEAN và New Zealand cùng đối tác thân cận của họ là Úc đã được ký kết, ước tính rằng thỏa thuận này sẽ làm tăng GDP của 12 quốc gia lên thêm hơn 48 tỷ USD trong giai đoạn 2000–2020.[29][30]

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hằng Nguyễn
28/10/2021 21:08:53
+4đ tặng

Tuy nhiên, những thành tựu và khởi sắc của công nghiệp thực sự bắt đầu trong những năm 90 (thế kỷ XX). Bình quân 5 năm 1991-1995 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 13,7%, vượt xa kế hoạch đề ra (7,5%-8,5%); trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 15%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 10,6%. Trong 5 năm 1996-2000, sản xuất công nghiệp nước ta tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1996 tăng 14,2%, năm 1997 tăng 13,8%, 1998 tăng 12,1%, 1999 tăng 10,4% và năm 2000 tăng 17,5%. Nếu so với năm 1990, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 tăng gấp 6,5 lần, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,3%. 6 tháng đầu năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 205,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,7%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì mức tăng cao 24,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,9%.

Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư đều tăng cả chất lượng và số lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Năm 2004, than khai thác đạt 26,29 triệu tấn, gấp 5,7 lần năm 1990; điện sản xuất 46,05 tỷ kWh, gấp 5,24 lần; dầu thô khai thác 20,05 triệu tấn, gấp 7,43 lần; xi măng 25,33 triệu tấn, gấp 10 lần; thép cán 2,93 triệu tấn, gấp 29 lần; phân hóa học 1,45 triệu tấn, gấp 4,1 lần ; giấy bìa 78,1 vạn tấn, gấp 10 lần; vải lụa 518,2 triệu mét, gấp 1,63 lần; đường mật 1,37 triệu tấn, gấp 4,2 lần; lắp ráp ti vi 2,48 triệu chiếc, gấp 17,6 lần; quần áo may sẵn 784,05 triệu chiếc, gấp 6,26 lần ; xà phòng giặt 45,9 vạn tấn, gấp 8,37 lần; ôtô lắp ráp 42,65 nghìn chiếc (năm 1990 chưa lắp ráp ôtô); xe máy lắp ráp 1,57 triệu chiếc (năm 1990 chưa lắp ráp xe máy).

Không chỉ tăng trưởng cao mà sản xuất công nghiệp những năm cuối của thập kỷ 90 đã xuất hiện xu hướng đa ngành, đa sản phẩm với sự tham gia của các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn FDI, trong đó công nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Công nghiệp FDI do có lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường xuất khẩu khá ổn định, lại được Nhà nước khuyến khích bằng các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, nên trong những năm qua phát triển khá nhanh và ổn định hơn hẳn khu vực công nghiệp trong nước. Tính đến nay đã có hơn 5.000 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 45 tỷ USD. Các doanh nghiệp này đóng góp gần 15% GDP, chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 4,9% tổng thu ngân sách Nhà nước và tạo ra hàng vạn công ăn việc làm.

Ngoài giá trị về kinh tế, công nghiệp FDI còn tạo thêm hàng triệu việc làm, góp phần bổ sung và hoàn thiện các mô hình quản lý và tổ chức sản xuất mới phù hợp với cơ chế thị trường ở Việt Nam. Mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp với các ngành sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu. Đến nay, cả nước có 122 KCN được cấp giấy phép họat động. Sự tham gia của công nghiệp FDI nói chung và các KCN nói riêng đã tạo ra sức cạnh tranh cần thiết thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nước ta đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại để giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Do nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm nên tích luỹ của nền kinh tế ngày càng mở rộng. Năm 1990 tỷ lệ tích luỹ tài sản trong sử dụng tổng sản phẩm trong nước chiếm 14,36%; đến năm 2004 tỷ lệ này đạt 35,58%.

Một trong những thành tựu kinh tế to lớn của thời kỳ đổi mới là phát triển sản xuất nông nghiệp mà nội dung cơ bản là khoán gọn đến hộ nông dân, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, đã đánh dấu sự mở đầu của thời kỳ đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta. Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10 NQ/TW đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Cùng với Nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới khuyến khích nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá và đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhất là 10 năm trong thập kỷ 90.

Thành tựu nổi bật và to lớn nhất của nông nghiệp trong 15 năm đổi mới là đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới liên tục từ năm 1989 đến nay. Nếu sản lượng lương thực có hạt năm 1990 chỉ đạt 19,90 triệu tấn thì đến năm 2004 đã tăng lên 39,32 triệu tấn. Như vậy, sau 15 năm, sản lượng lương thực có hạt đã tăng thêm 19,4 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng thêm 1,29 triệu tấn. Do sản xuất lương thực tăng nhanh, nước ta không những đã bảo đảm được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dành khối lượng khá lớn cho xuất khẩu. Nếu năm 1989, xuất khẩu được 1,42 triệu tấn gạo thì đến năm 2004 đạt 4,06 triệu tấn, đưa nước ta vào hàng các nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển nhanh. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2004 so với năm 1990 tăng gấp 2,28 lần; nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,06%.

Với phương châm Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước. Tính tới tháng 7/2000, Việt Nam ký Hiệp định thương mại với 61 nước, trong đó có Mỹ, đưa tổng số nước có quan hệ ngoại thương với nước ta từ 50 nước năm 1990 lên 170 nước năm 2000. Năm 2004, tổng mức lưu chuyển ngoại thương nước ta đạt 54,46 tỷ USD (tăng gấp 11,34 lần so với mức 5,10 tỷ USD năm 1990); trong đó xuất khẩu 26,50 tỷ USD tăng 11,02 lần; nhập khẩu 31,95 tỷ USD, tăng gấp 11,61 lần. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm tổng mức lưu chuyển ngoại thương thời kỳ 1991-2004 đạt 18,94% trong đó xuất khẩu 18,70%; nhập khẩu 19,14%.

Do kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và liên tục nhiều năm liền nên đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của dân cư được cải thiện rõ rệt.

Sự nghiệp giáo dục đạt nhiều thành tựu. Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết đã tăng từ 88% năm 1989 lên 91% năm 1999. Năm 2000 nước ta đã hoàn thành chương trình mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Giáo dục trung học chuyên nghiệp và đại học có bước mở rộng nhanh về quy mô đào tạo. Năm 1990 nước ta có 105,9 nghìn học sinh trung học chuyên nghiệp, tính bình quân cho 1 vạn dân có 16 học sinh; thì đến năm 2004 là 465.300 và 97 học sinh. Năm 2004 so với năm 1990, số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 4,39 lần. Giáo dục đại học, cao đẳng năm 1990 có hơn 93.000 sinh viên đại học, cao đẳng, tính bình quân 1 vạn dân có 14 sinh viên thì đến năm 2004 là 1.319.800 sinh viên và 161 sinh viên. Năm 2004 so với năm 1990 số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 14,2 lần.

Sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Hệ thống y tế đã được phát triển từ tuyến cơ sở tới trung ương với nhiều loại hình dịch vụ y tế đã tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp. Năm 1990, tính bình quân 1 vạn dân có 3,5 bác sĩ; đến năm 2004 là 6,1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi năm 1990 từ 51,5%; đến năm 2004 còn 26,7%. Chỉ số về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tử vong của trẻ em đã giảm xuống bằng với mức phổ biến ở những nước có thu nhập đầu người cao gấp 2-3 lần Việt Nam. Năm 2003 tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 26%. Tuổi thọ bình quân tăng từ 64 tuổi năm 1990 lên 68 tuổi năm 2000.

Cùng với thành tựu trong tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất sắc trong xóa đói giảm nghèo. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã thành công trong việc giải phóng sức sản xuất của dân cư nông thôn và khuyến khích họ tự mình phấn đấu cải thiện cuộc sống. Tính theo chuẩn nghèo chung, tỷ lệ nghèo đã giảm từ trên 70% năm 1990 xuống còn 32% năm 2000 và 28,9% vào năm 2001-2002. Như vậy so với năm 1990, năm 2000 Việt Nam đã giảm 1/2 tỷ lệ nghèo và về điều này nước ta đã đạt được mục tiêu phát triển của Thiên niên kỷ do Quốc tế đặt ra là giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo trong giai đoạn 1990-2015.

Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta... Chưa bao giờ mối quan hệ ngoại giao và kinh tế của Việt Nam lại phát triển sâu rộng và đa dạng như ngày nay.

 

Giai đoạn 2005 đến nay

Nước ta bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đều lớn, đan xen nhau.

Trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được đẩy nhanh; đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng mở rộng. Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, hợp tác trong khu vực, nhất là ASEAN ngày càng mở rộng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường; các tranh chấp, xung đột cục bộ, cùng với hoạt động khủng bố quốc tế có thể gây mất ổn định ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới. Các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu, khoảng cách giàu nghèo... sẽ càng trở nên gay gắt hơn.

Ở trong nước, chúng ta có được thuận lợi rất cơ bản là những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 20 năm đổi mới, nhưng cũng còn nhiều yếu kém, khuyết điểm; trong khi yêu cầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng khẩn trương và sâu rộng hơn.

Năm 2006, tổng sản phẩm trong nước (GDP), theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển. Tính từ đầu năm đến 18/12/2006, cả nước có 797 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 7,57 tỷ USD, bình quân 1 dự án đạt 9,5 triệu USD, 486 lượt dự án được tăng vốn với số vốn tăng thêm 2,36 tỷ USD; tính chung cả cấp mới và tăng vốn đến 18/12/2006 đạt 9,9 tỷ USD và như vậy cả năm 2006 sẽ đạt trên 10 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là một trong những sự kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm 2006.

Đời sống dân cư nhìn chung ổn định. Đời sống của cán bộ, viên chức và người hưởng lương đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng lương theo các Nghị định của Chính phủ. Đời sống đại đa số nông dân ổn định và từng bước được cải thiện do sản xuất phát triển và giá nhiều loại nông sản, thực phẩm tăng. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước và nhiều địa phương tiếp tục giảm, tình trạng thiếu đói giáp hạt giảm đáng kể so với năm 2005.

Bước vào năm 2007, thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể. Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: trong khi nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh thấp thì giá của nhiều loại vật tư nguyên liệu đầu vào quan trọng phải nhập khẩu tăng cao. Những tháng cuối năm lại xuất hiện một số khó khăn không lường trước được như thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt khẩn trương có hiệu quả của Chính phủ, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra, nền kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị xã hội ổn định.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%); khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% (kế hoạch 3,5-3,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-10,7%); khu vực dịch vụ tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%). Năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực

Khái quát lại, năm 2007 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006-2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao và khẩn trương của Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các địa phương nên hầu hết các lĩnh vực kinh tế then chốt đều đạt được những kết quả vượt trội so với năm 2006 và tạo đà cho những năm tiếp theo phát triển mạnh hơn. Năm 2007, tổng sản phẩm trong nước tăng 8,48, mức tăng của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp đều đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 21,5% cao hơn mức Quốc hội đề ra; nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp tăng nhanh; tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007. Các lĩnh vực xã hội khác như giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao cũng có những tiến bộ lớn, quan trọng.

Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường: giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; ở trong nước thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân cư.

Năm 2008, GDP theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Trong bối cảnh khó khăn gay gắt thì đây là một cố gắng rất lớn.

Năm 2008 có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản 4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê.

Để đảm bảo an sinh xã hội, ngân sách Nhà nước đã chi 42,3 nghìn tỷ đồng, gồm các khoản chính sau: Chi trợ giá dầu hoả cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng chưa có điện thắp sáng; trợ giá dầu cho ngư dân đánh bắt xa bờ; chi bảo trợ xã hội; mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo; cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú; điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp đối với người về hưu, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người có công với cách mạng; hỗ trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt; thực hiện miễn giảm các khoản đóng góp của người dân; miễn thủy lợi phí, không thu phí dự thi, dự tuyển vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; miễn lệ phí trước bạ đối với nhà ở, đất ở của các hộ nghèo; thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào thiểu số đặc biệt khó khăn, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ có các chính sách an sinh xã hội như trên và đặc biệt sản xuất nông nghiệp tuy bị ảnh hưởng của biến động giá cả dẫn đến chi phí tăng cao nhưng do chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định sản xuất nên kết quả đạt khá, đời sống nông dân vì thế cũng đỡ khó khăn hơn những tháng đầu năm. Do vậy, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước năm 2008 ước tính 13,5%, thấp hơn với mức 14,8% của năm 2007.

Khái quát lại, năm 2008 là năm kinh tế-xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trong nước. Tuy nhiên, Đảng, Chính phủ đã kịp thời đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; đồng thời chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các nhóm giải pháp đó. Những kết quả quan trọng mà chúng ta đạt được trong năm 2008 đã khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là kịp thời và phù hợp với thực tế. Vì vậy, lạm phát đã được kiềm chế; xuất khẩu ổn định; nhập siêu chuyển biến tích cực; thu ngân sách nhà nước tiếp tục tăng; thu hút đầu tư nước ngoài phát triển tốt; sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao; đời sống dân cư ổn định.

Trong 7 tháng đầu năm 2009, kinh tế- xã hội nước ta tuy bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tài chính thế giới nhưng với tinh thần chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế và nhờ việc thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp đúng đắn và kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ nên đang phát triển theo hướng tích cực và đang có dấu hiệu phục hồi. Sản xuất công nghiệp từng bước ổn định và tiếp tục tăng, nhiều sản phẩm quan trọng vẫn giữ được mức tăng cao. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều tăng về lượng. Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý. Đời sống nhân dân tiếp tục được quan tâm và cải thiện.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư