Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao cần xây dựng tổ ấm gia đình

Tại sao cần xây dựng tổ ấm gia đình? ( dài dài xí nha ạ:( em cảm ơn ạ) 
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
122
2
0
Tt Tôi
29/10/2021 22:02:16
+5đ tặng

Trong bất kỳ thời kỳ nào của lịch sử, gia đình luôn là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người. Gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay càng có vai trò quan trọng, từ định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như giáo dục con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những công dân có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội.

Ðối với phần lớn người Việt Nam chúng ta, gia đình luôn là mối quan tâm hàng đầu, vì gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi chúng ta được yêu thương và chia sẻ tình yêu thương. Xây dựng hạnh phúc gia đình cũng chính là xây dựng tổ ấm gia đình, vun đắp và lan tỏa tình yêu thương cho tất cả mọi người. Gia đình mang tính liên kết chặt chẽ, gắn bó, quan hệ máu thịt giữa các thành viên trong gia đình. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam tồn tại và phát triển với những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam, gia đình truyền thống Việt Nam hòa thuận, hiếu thảo, khoan dung, chung thủy. Quá trình đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế ngày nay tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để gia đình Việt Nam phát triển, tuy nhiên vấn đề gia đình và giáo dục gia đình cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Nghị quyết của các kỳ Ðại hội Ðảng đều nhấn mạnh sự quan tâm đến gia đình, từ Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ VII xác định gia đình với tư cách là "tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách", đến Ðại hội Ðảng lần thứ XII nêu rõ: "Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam... Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.", "tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc". Như vậy, gia đình có một vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng mỗi người Việt Nam cũng như nguồn nhân lực cho xã hội mới.

Thể chế các chủ trương, nghị quyết của Ðảng, nhiều bộ luật đề cập chế định gia đình với vị trí, vai trò rất quan trọng như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Trẻ em; Luật Người cao tuổi. Ðặc biệt, Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và quyết định kể từ năm 2001, ngày 28/6 hằng năm đã trở thành Ngày Gia đình Việt Nam.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương và nhiều nơi đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao vai trò của gia đình và nhằm hướng đến xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. 16 năm qua, Ngày Gia đình Việt Nam ngày càng trở thành ngày truyền thống đối với mỗi cá nhân, gia đình Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngày Gia đình đã được tổ chức thường niên, trở thành một ngày hội, nhắc nhở tất cả chúng ta, từ cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình luôn biết quan tâm, chia sẻ và yêu thương chăm sóc cho nhau - luôn hiểu, thực hiện và phát huy trách nhiệm của mình mà một trong những chức năng quan trọng của gia đình là giáo dục các thế hệ tiếp nối của gia đình theo những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là trong các mối quan hệ ứng xử, giao tiếp và các chuẩn mực để định hình, phát triển nhân cách của con người. Giáo dục trong gia đình là những việc làm cụ thể, từ việc ông bà, cha mẹ gương mẫu trước con cái từ lời nói đến việc làm; con cháu phải nghe lời khuyên bảo và định hình tính cách theo nền nếp, gia phong của mỗi gia đình. Ðó chính là thành lũy kiên cố để bảo vệ và giúp con em duy trì và phát huy được những giá trị chân, thiện, mỹ từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và khơi dậy cho con trẻ những ý tưởng sáng tạo, hình thành lối sống lành mạnh và trở thành công dân có ích trong xã hội.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, gia đình không phải là môi trường duy nhất giáo dục trẻ em. Ngoài gia đình, trẻ em còn chịu ảnh hưởng của các môi trường giáo dục khác như nhà trường, nhóm bạn bè, các phương tiện thông tin đại chúng (trong đó có mạng xã hội)... Nhưng gia đình có vai trò rất quan trọng trong giáo dục ban đầu. Những đứa trẻ sau này trở thành người như thế nào phụ thuộc rất lớn vào giáo dục gia đình ở tuổi ấu thơ. Giáo dục gia đình vì thế sẽ là nền tảng cơ bản cho việc hình thành nhân cách trẻ em và giáo dục gia đình vẫn tiếp tục theo sát từng bước tiến của các em trên từng giai đoạn trưởng thành của chúng. Muốn làm tốt điều này thì mỗi gia đình phải trở thành một tế bào lành mạnh của xã hộ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
nguyễn quỳnh chi
29/10/2021 22:40:26
+4đ tặng
Gia đình là nơi con người sống thật với chính bản thân mình

Khi còn trẻ, gia đình mãi mãi là nơi chúng có thể hồn nhiên vui đùa thỏa thích, chẳng phải lo lắng suy nghĩ. Trưởng thành rồi, chúng ta chẳng thể mãi vô ưu vô lo như vậy nữa, bởi cuộc sống vốn dĩ không màu hồng như chúng ta nghĩ. Nhiều lắm những mưu toan, dối trá, nhiều lắm những khó khăn thử thách khiến ta dần thay đổi, khoác lên mình bộ cánh gai góc để đương đầu với bão tố ngoài kia. Nhưng về nhà rồi, ta lại có quyền trở lại với tâm hồn trẻ thơ của mình, sống thật với chính mình, cởi bỏ tấm áo choàng giả tạo kia.

Chỉ có ở nhà ta mới có thể thoải mái, cởi mở và vui vẻ như đúng con người của mình. Với người trong nhà bạn chẳng cần phải giả vờ ngu ngơ ngốc nghếch, hay cố tỏ ra mình tài giỏi, chỉ cần bạn là chính bạn là đủ. Bởi vì bạn là thành viên trong gia đình, bạn không cần thể hiện gì cả mọi người cũng đã thấu hiểu và yêu thương bạn hết mình.

Điều này thật dễ dàng với những người vốn dĩ sinh ra và lớn lên ngay trong vòng tay, tổ ấm từ nhỏ, tuy nhiên, đối với những thành viên mới gia nhập vào cộng đồng nhỏ này, như con dâu chẳng hạn, sẽ có đôi chút khó khăn. Nhưng dù thế nào đi nữa, hãy luôn cởi mở và chân thành với tổ ấm mà mình chọn lựa, trong gia đình, quan trọng nhất là sự chân thành.

 

2. Gia đình là nơi ta có thế dựa dẫm

Những ai may mắn sở hữu cho mình một tổ ấm gia đình đầy đủ, hạnh phúc đều có thể hiểu được tại sao nói gia đình là nơi ta có thể dựa dẫm. Thật vậy, có phải từ nhỏ, bạn được nuôi lớn trong vòng tay bố mẹ, ông bà, giáo dục và nuôi dưỡng chu đáo mà không cần bận tâm bất cứ sóng gió phong ba nào? Gia đình khi đó đối với bạn như một căn cứ địa vững chắc, là nơi để bạn ẩn náu và thoải mái bay nhảy, cũng là nơi gắn liền với tuổi thơ mỗi người.

Trưởng thành rồi, khi bạn đã đủ lông đủ cánh để chinh phục thế giới ngoài kia, gia đình vẫn là điểm tựa của bạn. Mỗi khi bay mỏi cánh, ta thường trở về nhà, nấp vào lòng mẹ, tỉ tê những câu chuyện bão táp ngoài kia, đó là sự dựa dẫm của người lớn đối với gia đình. Cho dù bạn có thất bại đi nữa, chỉ cần trở về với tổ ấm gia đình, bạn ngay lập tức được tiếp thêm sức mạnh. Những ai xa quê càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của tổ ấm gia đình với bản thân mình, bởi xa nhà, một thân một mình sẽ phải đối mặt với bao sóng gió, sẽ khao khát được về nhà để dựa vào hơi ấm ấy biết bao.

 

3. Gia đình là nơi để sẻ chia

Có rất nhiều chuyện xảy ra trong cuộc sống khiến ta bức bối, khó chịu, bản thân lại phải luôn dè chừng không dám thể hiện bằng cách khoác cho mình một huôn mặt tươi tắn. Nhưng những con người ngoài kia cũng như ta, đều mang cho mình một bộ mặt nạ để ẩn nấp con người thật, khiến ta thật khó lòng có thể tin tưởng được ai để chia sẻ những vấn đề khiến ta không hài lòng.

Nhưng về nhà, ta lại có thể thoải mái sống thật với bản thân mình, và người thân trong gia đình ai ai cũng là người đáng cho ta tin tưởng chia sẻ mọi công chuyện đời thường. Thật vậy, cho dù bạn có phàn nàn gì về vấn đề công việc đi chăng nữa, người thân vẫn luôn ở bên bạn, lắng nghe và chia sẻ những gì mà người ta cho là đúng. Không như ở thế giới bên ngoài, nhất nhất cử động bản thân đều luôn phải cẩn trọng và cảnh giác, sợ rằng làm sai sẽ chẳng có cơ hội làm lại.

Với những thành viên mới về nhà như các nàng dâu, tầm quan trọng của sự sẻ chia càng thể hiện rõ. Bởi bản thân nàng cũng là người ngoài trước khi về với nhà chồng, chắc hẳn đối với môi trường mới khó có thể quen thuộc và tin tưởng. Nhưng so với xã hội, việc vàng, gia đình lúc này chính là thứ gắn bó máu mủ nhất với bản thân lúc này. Có thể tăng cường tương tác và chia sẻ với các thành viên khác trong nhà chồng thì thật là tốt biết bao.

 

Ai ai rồi cũng sẽ có cho mình một gia đình, dù hoàn hảo hay không, đó vẫn là một phần hết sức quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Cũng bởi tầm quan  trọng của tổ ấm gia đình, hãy luôn nỗ lực để xây dựng gia đình mình luôn được hạnh phúc nhé!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×