Bài thơ được viết theo thể tự do. Những câu chữ rơi rụng như tiếng nhạc, từng giọt, từng giọt âm thanh thấm vào lòng người đọc. Cảnh thiên nhiên hòa trong cảnh nhạc, thanh hòa trong sắc:
Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng đàn Ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.
Không gian thơ, không gian nhạc ấy dạo chơi trong một đêm trăng trên sông Đà. “Một đêm trăng chơi vơi” – cách diễn đạt thật lạ! Sao không phải là trăng mênh mông, trăng sáng vằng vặc hay trăng lúc ẩn lúc hiện mà lại là trăng chơi vơi? Trăng đâu phải là một cái gì đó vô hình mà có thể chơi vơi, không với tới được? Có điều gì không hợp lí chăng? Nhưng không, cách diễn đạt lại hay, lại độc đáo ở chỗ tưởng chừng như không hợp lí ấy. Ở đây, nhà thơ không cố ý tả trăng mà là tả tình. Cái chơi vơi ấy không phải là chơi vơi của trăng mà là cái chơi vơi của tâm hồn, của cảm xúc. Nhà thơ nhìn cảnh không phải bằng mắt mà bằng tâm trạng, do vậy mới thấy trăng dường như đồng điệu cảm xúc với mình. Ấy là một tâm trạng với rất nhiều nỗi niềm xáo trộn, không phải phân biệt rạch rồi đâu là buồn, đâu là vui, đâu là quên, đâu là nhớ…Nó là nỗi bâng khuâng mơ hồ khó tả mà lại rất nhiều cảm xúc lắng sâu. Nó như là một khách mời quen thuộc của đêm, cô đơn độc thoại với đêm. Do đó, cảm xúc ấy thèm khát hơn bao giờ hết một sự tri âm, một sự chia sẻ không lời. Và tiếng đàn vang lên, từng giọt Ba – la – lai – ca như lấp đầy cơn khát ấy. Một thiếu nữ với một nhà thơ, một người đến từ nước Nga xã xôi, một người đất Việt, một nam, một nữ…nhưng những khác biệt ấy giờ cũng bị xóa nhòa khoảng cách. Tiếng đàn đã mang họ lại gần vơi nhau hơn, một sự hòa điệu cùng tâm hồn. Đọc khổ thơ không hiểu sao ta lại có cảm giác như chính mình đang được nghe tiếng đàn ấy, những âm thanh vang lên, rung lên thánh thót từ ba sợi dây đồng mảnh mai. Cái chơi vơi của trăng, cái chơi vơi của tâm trạng, cái chơi vơi của cảnh, của người còn để lại dấu ấn trên những con chữ: chỉ với ba mươi hai âm tiết mà có chứa tới hai mươi mốt âm tiết là thanh bằng, trong đó chủ yếu là thanh bằng và kết thúc mỗi câu thơ thường là những âm tiết mở. Chính điều đó làm cho câu thơ có tính nhạc, ta có cảm giác âm thanh ấy vẫn như vang vọng mãi. Vang vọng cả trong những khổ thơ tiếp theo: