Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm trong phần “Gia biến và lưu lạc” thuộc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du - được coi là một kiệt tác văn học của nền văn học trung đại Việt Nam. Qua đoạn trích trên, người đọc đã thấy được nỗi cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua tám câu thơ cuối cùng.
Khi Thúy Kiều biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, nàng đã định tự vẫn. Nhưng Tú Bà vờ hứa hẹn đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích để tiếp tục nghĩ ra kế sách mới. Trước không gian lầu Ngưng Bích rộng lớn, nàng nhìn thấy cảnh vật thiên nhiên mà chất chứa đầy tâm trạng:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Đầu tiên, nàng nhớ về quê hương. Hai chữ “chiều hôm” là để chỉ khoảng thời gian khi mặt trời khi sắp lặn. Đấy là thời gian mà con người trở về nhà với gia đình, có những phút giây sum họp bên người thân. Nhưng nhìn lại cảnh ngộ của Kiều thì nàng chỉ có một mình. Nàng trông thấy “cánh buồm” ở phía xa mà nhớ về người thân, nhưng không biết đến bao giờ mới có thể trở về đoàn tụ bên họ.
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Tiếp đến, Kiều chứng kiến cánh hoa mong manh bị đẩy trôi theo dòng nước. Nàng cảm thấy cuộc đời của mình cũng giống như vậy. Thúy Kiều lúc này đã không còn giữ được tấm thân trong trắng nữa. Cuộc đời bị vùi dập không thương tiếc, chẳng biết đi đâu về đâu. Chính vì thế, nàng càng xót xa, tủi nhục.
Cảnh vật xung quanh lầu Ngưng Bích rộng lớn như vậy nhưng cũng chẳng thể chứa được hết được tâm trạng của Kiều:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Nếu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, màu xanh là của sức sống, của hy vọng. Thì màu xanh ở đây lại không phải như vậy. Từ “chân mây” đến “mặt đất” đều là một màu xanh. Nhưng đó là màu xanh của đau thương, tuyệt vọng. Nguyễn Du đã rất khéo léo sử dụng từ láy “rầu rầu” để diễn tả tâm trạng của nàng Kiều lúc này.
Đặc biệt nhất là hai câu thơ cuối cùng, nỗi xót xa của Kiều đạt đến cực điểm:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Thúy Kiều dường như đang ngồi giữa đại dương mênh mông. Xung quanh nàng là tiếng sóng vỗ ầm ầm. Từ láy “ầm ầm” gợi tả âm thanh to lớn, dữ dội. Đó chính là những dự cảm về những bất hạnh trong tương lai bủa vây lấy Kiều, không có cách nào thoát ra được. Càng cảm nhận được điều đó, nàng lại càng đau đớn hơn cho thân phận của mình.
Tám câu thơ được mở đầu bằng cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh thiên nhiên, diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều. Quả như Nguyễn Du từng viết:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Qua tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tâm trạng của Thúy Kiều trước lầu Ngưng Bích.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |