Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Truyện Kiều có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất trên thi đàn Việt Nam từ trước tới nay. Tác phẩm ấy là những vần thơ kể xuyên suốt về cuộc đời của một cô gái bất hạnh, từ khi còn được sinh trưởng trong gia đình tới khi phải bước ra ngoài rơi vào con đường đầy truân chuyên rồi đến khi được trở lại đoàn tụ cùng gia đình. Mỗi câu thơ trong truyện Kiều đều được Nguyễn Du trau chuốt để viết lên một thiên chuyện bằng thơ đầy đau xót của một Thúy Kiều tài hoa mà bạc mệnh. Nàng là hiện thân của một con người vừa có hiện thực, thực tại đau khổ, vừa có một vận mệnh bi kịch, đau đớn.
Mỗi nhân vật trong thiên “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đều được dựng lên vô cùng sống động qua những vần thơ đầy tâm huyết. Chúng ta thấy được một Kim Trọng “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”, một Thúy Vân với “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” và càng không thể nhắc tới Thúy Kiều “ hoa ghen đua sắc, liễu hờn kém xanh”. Thế nhưng, đối lập với vẻ ngoài “chim sa cá lặn” ấy, cuộc đời Kiều lại toàn là những truân chuyên đau khổ, những thương xót, ngậm ngùi. Cả tác phẩm khắc họa cuộc đời sóng gió của Kiều cùng những bước chân trên con đường đời đau khổ cho đến khi được trở lại đoàn tụ cùng gia đình mình. Thế mới nói, cuộc đời của Kiều là một chuỗi những hiện thực đau khổ ẩn chứa trong đó là một vận mệnh mang đầy tính bi kịch, đau thương.
Tại sao lại nói cuộc đời của Kiều là một chuỗi những hiện thực đau khổ? Nhắc tới điều này, chúng ta phải lật giở lại những câu thơ đầu tiên của tác phẩm truyện Kiều. Kiều sinh ra trong một gia đình trung lưu của xã hội và có hai người em. Thế nhưng, hiện thực nghiệt ngã đến với Kiều bắt đầu tự vụ kiện mà cha và em trai nàng vướng phải khiến hai người phải vào chốn ngục tù. Nếu không có những đồng tiền xoay xở, chắc hẳn, cha và em trai sẽ phải chịu tội trong chốn lao ngục. Thế nên, sau bao quyết định đau khổ, Kiều quyết định bán thân mình cứu lấy gia đình. Từ một quyết định đó đã đẩy cuộc đời Kiều vào những bi kịch nối tiếp bi kịch. Bán mình cứu cha, Kiều trở thành một món hàng không hơn, không kém trong mắt những kẻ như Sở Khanh, Tú Bà, … Kiều là một món hàng với những “cò kè”, những “ngã giá”, … trong mắt những kẻ vô học “ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, buôn thịt người để chúng tha hồ:
“Có kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”
Nếu như có ai hỏi nguyên nhân nào đã đẩy Kiều vào hoàn cảnh ấy, hoàn cảnh bị tước đoạt tất cả, gia đình, tình yêu, tương lai hạnh phúc, bị chà đạp về nhân phẩm, trở thành một món hàng để người ta trao tay, thì đó chính là cái xã hội đương thời mà Kiều đang sống. Chính nó là tác nhân gây nên tấn bi kịch, gây nên cái hiện thực phũ phàng của Kiều. Nó đã tước đoạt của người con gái ấy tất cả mọi thứ mà nàng có trong tay và dìm nàng xuống bể khổ cuộc đời. Từ một tiểu thư danh giá, nàng trở thành một thứ hàng hóa để người khác mặc sức “ngã giá”, trả tiền. Đó là nỗi nhục nhã, ê chề đầu tiên mà Kiều phải gánh chịu.
Thế nhưng, không chỉ tước đoạt của nàng hạnh phúc, nó còn biến nàng trở thành một người con gái giang hồ, thành một cô gái lầu xanh trong chốn ô nhục. Cuộc đời của một cô gái lầu xanh dường như đều có cái kết cục như của Đạm Tiên:
“Sống là vợ khắp người ta
Đến khi thác xuống làm ma không chồng”
Cuộc đời Kiều trở nên đầy đau khổ. Cô rơi vào vòng xoáy đen tối của cuộc đời, bị đẩy đưa từ người này qua người khác, là một món hàng để người ta trao đổi. Nhân phẩm của nàng bị chà đạp đến tận cùng như vậy. Đau khổ biết nhường nào!
Chẳng những thế, đến khi có được chút hạnh phúc bên cạnh Từ Hải, chỉ vì một chút nông nổi, tin người, nàng đã giết chết người anh hùng cứu vớt của đời mình, lại biến mình trở lại cuộc sống như trước kia. Chẳng phải số phận đã quá nghiệt ngã với người con gái ấy khi khiến nàng sống trong những chuỗi hiện thực đau khổ liên miên suốt mười lăm năm ròng rã sao? Đến khi được trở lại cùng gia đình, gặp lại tình yêu của đời mình, nhưng lại chẳng thể cùng chàng sống trọn bên nhau, đây chẳng phải là điều vô cùng đau lòng hay sao?
Con người của Thúy Kiều là minh chứng cho một xã hội đầy rẫy sự bất công, lừa lọc. Xã hội ấy sẵn sàng vì tiền mà đẩy con người vào những cõi sâu tăm tối nhất. Chính xã hội ấy đã tước đoạt của Kiều tất cả, biến nàng trở thành một thứ rẻ mạt nhất, chà đạp lên nhân phẩm con người nàng. Chuỗi hiện thực đau khổ trong đời Kiều nguyên do đều là bắt nguồn từ cái xã hội thối nát về nhân cách người ấy.
Cuộc đời của Kiều đau khổ là vậy, thế nhưng dường như cái vận mệnh nàng mang đã đầy bi kịch như thế. Và chuỗi sau chỉ là tiếp nối của cái vận mệnh ấy. Một người con gái tài sắc vẹn toàn như Kiều “hoa ghen thua thắm, liều hờn kém xanh” dường như đã chạm tới trời xanh, tới người tạo nên vận mệnh của con người. Liệu có chăng chính ông trời là người đã ghen tức với sự tài hoa của Kiều mà tạo nên cho nàng một vận mệnh đau khổ như thế hay do cái xã hội phong kiến kia đã đẩy nàng vào vận mệnh bi kịch nhường ấy. Khi Nguyễn Du nhắc tới Kiều, ông đã dùng những từ ngữ đẹp nhất dành tặng cho nàng. Thế nhưng, dường như Nguyễn Du cũng đã cảm thấy được rằng sắc đẹp của Kiều sẽ khiến trời đất ghen ghét mà khiến nàng sẽ phải chịu kiếp “hồng nhan bạc phận”. Nguyễn Du đã viết về Kiều rằng:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liều hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thồn minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”.
Với sắc đẹp và tài năng của mình, vận mệnh của Kiều đáng ra sẽ phải suôn sẻ, sáng tươi như bao người con gái khác. Nhưng không, vận mệnh của nàng lại đen tối, đau khổ hơn bất kì người nào khác trong “truyện Kiều”. Nàng phải bán mình cứu lấy cha, nỗi đau đớn trở thành một món hàng để người ta dò xét, đánh giá, “cò kè thêm một bớt hai”. Đó là một nỗi ê chề, khổ sở đầu tiên mà Kiều phải chịu đựng. Bị chà đạp về nhân phẩm, bị coi rẻ, bị xem thường là những nỗi đau mà chắc hẳn Kiều chẳng thể quên. Không chỉ vậy, nàng còn phải trao đi tình yêu của đời mình – một tình yêu mới chớm nở đẹp như hoa đào ấy phải trao lại cho người em trong niềm đau xót, tiếc thương:
“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Hay: “Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”
Vận mệnh bi kịch ấy của nàng đã đưa đẩy nàng hết bất hạnh này sang bất hạnh khác. Bao lần Kiều những tưởng đã có cho mình hạnh phúc thì lại rơi vào chốn đau khổ lần nữa. Từ Kim Trọng rồi đến Thúc Sinh rồi đến Từ Hải, mỗi người trai ấy đến bên cạnh nàng, nàng lại tưởng có được hạnh phúc, thế nhưng không lần nào cô có được hạnh phúc trọn vẹn. Tình yêu với Kim Trọng phải trao lại cho em gái, tình yêu với Thúc Sinh lại chỉ như “rừng phong kia đã nhuốm màu quan san”, mờ mịt. Còn tình yêu “tâm phúc tương tri” với Từ Hải tưởng rằng đã trọn vẹn thì chính tay nàng đã khiến Từ Hải phải chịu oan ức mà chết đứng giữa trời. Vận mệnh đau khổ đã kéo nàng đi hết những đau thương này tới khổ sở khác, thoát khỏi tay Tú Bà thì đến tay Bạc Bà, thoát khỏi Sở Khanh lại rơi vào tay Hồ Tôn Hiến. Đó đều là những kẻ chỉ biết tới đồng tiền, tư lợi, nào có để ý đến phẩm giá hay biết trân trọng con người.
Đến cuối cùng, sau mười lăm năm lưu lại, Kiều đã được đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng liệu vận mệnh ấy có khiến nàng trở nên hạnh phúc hay vẫn chỉ là bi kịch. Nàng được gặp lại Kim Trọng – tình yêu đầu tiên của mình, thế nhưng mọi chuyện đã chẳng còn như lúc trước, chàng và nàng đã chẳng còn là người của nhau. Đến cuối cùng, nàng cũng chỉ như một Đạm Tiên bạc mệnh, ba mươi tuổi không chồng không con đầy đau xót.
Có thể nói, cuộc đời Kiều là một chuỗi những điều đau khổ của một vận mệnh đầy bi kịch. Vận mệnh ấy đã khiến nàng trở thành con người đáng thương nhất của “truyền Kiều”. Có lẽ vận mệnh ấy ngay từ đầu đã sắp đặt theo đuổi nàng bởi tài hoa và nhan sắc của nàng quá xuất chúng. Như Nguyễn Du đến cuối cùng cũng phải thốt lên một câu đau đớn rằng:
“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Với truyện Kiều, Nguyễn Du đã cực kì thành công khi xây dựng một nhân vật mà cả số phận và hiện thực cảu nàng đều toát lên sự đau khổ, cùng cực. Nỗi đau khổ ấy nguồn cơn đều do xã hội phong kiến đương thơi thối nát, quá coi trọng những vật chất tầm thường. Chính nó là nguyên do khiến cho mỗi người phải chịu những vận mệnh đầy bi kịch mà đặc biệt là Thúy Kiều.
https://thuthuat.taimienphi.vn/thuy-kieu-con-nguoi-cua-hien-thuc-kho-dau-con-nguoi-cua-van-menh-bi-kich-42031n.aspx
Bằng tài năng và tình yêu thương con người của mình, Nguyễn Du đã viết lên “truyện Kiều” với đầy lòng bao dung, yêu mến. Ông đã viết lên những mảnh đời đầy tài hoa nhưng bất hạnh bị xã hội chà đạp, bị tước đoạt tất cả. Những điều đó được ông trân trọng đặt hết vào nhân vật Thúy Kiều bởi cuộc đời nàng là một tấn những hiện thực đau khổ qua vận mệnh bi kịch đau xót. Qua đó, ông cũng lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã đẩy con người ta vào bước đường cùng đau khổ. “Truyện Kiều”’ xứng danh là tác phẩm tuyệt vời nhất nền văn học Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |