Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm và nêu rõ tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản trong lòng mẹ

Tìm và nêu rõ tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản trong lòng mẹ (đoạn văn)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.647
1
0
Bngann
02/11/2021 08:59:29
+5đ tặng

Được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ, Nguyên Hồng luôn hướng ngòi bút của mình tới cuộc sống của những người cùng khổ mà ông nhất mực yêu thương, quý mến. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" trích từ tập hồi kí "Những ngày ấu thơ" kể về những năm tháng tuổi thơ cơ cực, cay đắng của chính tác giả là một trong số những tác phẩm như thế. Một trong số yếu tố góp phần vào thành công của đoạn trích "Trong lòng mẹ" chính là việc sử dụng những phép so sánh độc đáo, đặc sắc, giàu giá trị. Trước hết, so sánh độc đáo được sử dụng trong đoạn trích chính là phép so sánh "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". Có thể dễ dàng nhận thấy phép so sánh là một câu văn dài, bao gồm nhiều vế, kết hợp với việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng theo mức độ tăng tiến "cắn", "nhai", "nghiến" đã diễn tả một cách sâu sắc sự căm phẫn đến tột cùng của bé Hồng. Thêm vào đó, phép so sánh với cấu trúc hai vế, một vế là một vật trừu tượng, vô hình với một bên là những vật hữu hình, cụ thể có thể cầm, nắm và cảm nhận. Với những nét độc đáo đó, biện pháp so sánh này không chỉ diễn tả tâm trạng căm phẫn, tức giận của bé Hồng mà ẩn sau đó chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng. Thêm vào đó, một phép so sánh để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc đó chính là "Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Đây là một phép so sánh mang ý nghĩa giả định, đầy mới lạ nhưng có giá trị to lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật bé Hồng từ sự hi vọng đến sự tuyệt vọng đến đỉnh điểm. Bóng dáng, hình ảnh của người mẹ khi xuất hiện trước cặp mắt và nỗi niềm chờ mong trông đợi, mỏi mòn của đứa con cũng giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đang dần xuất hiện trước con mắt gần rạn nứt, tuyệt vọng của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn và nóng nực. Và để rồi, với việc sử dụng phép so sánh này tác giả đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét nỗi khao khát, chờ mong được gặp mẹ, khao khát tình mẹ đến tột cùng trong nỗi lòng của đứa trẻ mồ côi, đã suốt một thời gian dài không được gặp mẹ, không được sà vào vòng tay yêu thương, ấm áp của mẹ. Nỗi khao khát ấy lớn đến mức nếu như người phụ nữ kia không phải là mẹ thì đứa bé tội nghiệp ấy sẽ thất vọng biết bao nhiêu, rồi nó sẽ ngã quỵ xuống như những "người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn và nóng nực". Tóm lại, đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã sử dụng nhiều biện pháp so sánh độc đáo, góp phần thể hiện rõ những nét tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Đồng thời qua đó cũng giúp người đọc thấy được tài năng của nhà văn Nguyên Hồng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Lê Thị Ngọc Ánh
02/11/2021 08:59:34
+4đ tặng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư