Ngoài ra, sức nhanh trong chạy cự li ngắn còn liên quan đến Sức mạnh tốc độ (Ví dụ: đạp chân vào bàn đạp khi xuất phát, khi chạy tăng tốc xuất phát…) và Sức bền tốc độ (Ví dụ khi gắng sức chạy 10m-20m cuối trước khi đến đích).
Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh gồm có:
– Nhóm bài tập rèn luyện phản ứng nhanh. Ví dụ như đang chạy bình thường, khi nghe thấy tiếng còi thì chạy ngược lại với chiều vừa chạy hoặc xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau (đứng thẳng – xuất phát, đứng vai hướng chạy – xuất phát, đứng lưng hướng chạy – xuất phát, ngồi – xuất phát,..) hay một số trò chơi vận động đã học ở các lớp 6,7 và 8 để rèn luyện phản ứng nhanh,.. Tập đá cầu, nhảy dây, đánh bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, bơi… cũng có khả năng rèn luyện phản ứng nhanh rất tốt.
– Nhóm bài tập rèn luyện tần số động tác.Ví dụ, chạy nhanh tại chỗ hoặc di chuyển trong 5s,10s,15s; chạy trên bàn chạy hoặc đạp xe đạp lực kế nhanh trong 15s, 20s, 30s, 40s; nhảy dây nhanh trong 10s, 15s; chạy nhanh ở cự li 15m, 20m, 30m, vỗ tay nhanh…
– Nhóm bài tập rèn luyện động tác đơn nhanh. Ví dụ: bật nhảy nhanh, gập thân ném bóng nhanh, co tay xà đơn nhanh, chống đẩy nhanh, ngồi xuống – đứng lên nhanh…
– Nhóm bài tập rèn luyện sức mạnh tốc độ. Ví dụ như xuất phát sau đó chạy tăng tốc nhanh 5m, 10m, 15m, 20m, chạy đạp sau, bật cao, bật xa, bật 3 bước, bật 5 bước…
– Nhóm bài tập rèn luyện sức bền tốc độ. Ví dụ như chạy nhanh 60m, 80m, 100m… ở mỗi cự li trên, cố gắng chạy với tốc độ cao nhất ở 10 – 20 m cuối cự li.
Có thể thấy việc phát triển sức nhanh không quá khó, các hình thức tập luyện tương đối phong phú, phương pháp đơn giản nhưng để có kết quả đòi hỏi người tập phải đúng theo đúng nguyên tắc, tập thường xuyên và kiên t