Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở nước ta?

Trình bày tình hình phát triền và phân bố ngành công nghiệp ở nước ta
3 trả lời
Hỏi chi tiết
7.720
1
4
hh
03/11/2021 10:25:06
+5đ tặng

Khu vực dịch vụ ở nước ta mới chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5 % trong cơ cấu GDP (năm 2002).

 

Trong điều kiện mở của nền kinh tế. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ ở nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.

 

Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bổ của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Vì vậy, ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu. các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Đây cũng là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống,... đều phát triến mạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
2
Nguyễn Ngọc Huyền
03/11/2021 10:26:05
+4đ tặng
Tình hình phát triển:
 
Cơ cấu ngành đa dạng: gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau.
Giá trị sản xuất từ năm 2000 đến 2007 tăng
Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp.
Ngày càng hình thành nhiều trung tâm công nghiệp.
Phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
 
Phân bố rộng rãi khắp các vùng lãnh thổ đất nước, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã và đồng bằng lớn.
Phân bố gắn với vùng nguyên liệu (nông nghiệp, thủy sản) và thị trường tiêu thụ.
8
5
Minh Anh
03/11/2021 10:26:29
+3đ tặng
I. Cơ cấu ngành công nghiệp.

            - Cơ cấu ngành đa dạng với nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

            - Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động.

            - Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

II. Các ngành công nghiệp trọng điểm.

1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.

            - Khai thác than:

            + Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.

            + Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.

            + Phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.

            - Khai thác dầu khí:

            + Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.

            + Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

            + Phân bố ở thềm lục địa phía Nam.

2. Công nghiệp điện.

            - Sản lượng điện tăng lên nhanh.

            - Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La, Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..

            - Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).

3. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

            - Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

            - Các phân ngành chính:

            + Chế biến sản phẩm trồng trọt.

            + Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

            + Chế biến thủy sản.

            - Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

4. Công nghiệp dệt may.

            - Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.

- Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

            - Các trung tâm dệt may lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…

III. Các trung tâm công nghiệp lớn:

            - Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.

       - Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo