Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
177
2
0
Bngann
03/11/2021 16:14:46
+5đ tặng

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Nói đúng ra thì hai câu đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình. Cái nhìn của nhà thơ về cảnh vật cũng đã nhuốm màu tâm trạng rồi, cảnh tả tình. Hai câu sau tả tình nhưng cũng không thuần túy tả tình, nó còn miêu tả ánh trăng, mặt đất.

   Như vậy tình và cảnh gắn bó. Tả cảnh có ngụ tình, tả tình hàm chứa tả cảnh.

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   a. Phép đối ở hai câu cuối :

   Cử đầu / vọng / minh nguyệt

   Đê đầu / tư / cố hương

    (Ngẩng đầu / nhìn / trăng sáng

   Cúi đầu / nhớ / cố hương)

   Xem xét hai câu thơ có thể nhận ra phép đối về mặt cấu trúc ngữ pháp, về mặt từ loại : cử-đê (động từ), vọng-tư (động từ), minh nguyệt-cố hương (danh từ).

   b. Tác dụng phép đối : vừa diễn tả cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng nhà thơ.

Câu 3 (trang 124 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Các động từ trong bài thơ có tác dụng liên kết, làm cho mạch cảm xúc thống nhất, liền mạch. Chúng diễn tả hành động, tâm trạng của nhân vật trữ tình – nhà thơ.

Luyện tập

   Hai câu thơ dịch khái quát được nội dung toàn bài nhưng không truyền tải được hết tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ.

   Thử dịch theo nguyên thể :

   Ánh trăng rọi đầu giường

   Ngờ sương phủ nền đất

   Ngẩng đầu trông trăng sáng

   Cúi đầu nhớ quê hương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
03/11/2021 16:15:14
+4đ tặng

Câu 1. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần túy tả cảnh, hai câu cuối là thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Ý kiến trên là chưa đúng. Nguyên nhân:

- Nội dung chính của hai câu đầu là miêu tả ánh trăng trong đêm. Nhưng qua đó, người đọc vẫn thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình:

  • Đầy ngạc nhiên trước vẻ đẹp của ánh trăng.
  • Hình ảnh ánh trăng trong con mắt nhà thơ mờ ảo: gợi ra hình ảnh Lý Bạch vừa uống rượu vừa thưởng trăng.
  • Thể hiện tâm trạng bâng khuâng và nhớ nhung của tác giả.

- Trong hai câu cuối không chỉ bộc lộ tình cảm của nhà thơ mà vẫn miêu tả hình ảnh ánh trăng (ngẩng đầu nhìn trăng sáng).

Câu 2. Tuy không phải là một bài thơ đường luật nhưng “Tĩnh dạ tứ” cũng sử dụng phép đối:

a. So sánh về mặt từ loại: Cùng loại: động từ (ngẩng đầu - cúi đầu) và danh từ (trăng - quê hương), tính từ (sáng - cũ).

b. Tác dụng: Tạo sự đăng đối trong hành động, góp phần diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

Câu 3. Dựa vào bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và tư (nhớ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.

Bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và tư (nhớ): cho thấy mạch suy tư, cảm xúc của nhà thơ: Khi bắt gặp ánh trăng, nhà thơ cứ ngỡ đó là màn sương đêm. Rồi ngẩng đầu nhìn lên mới nhận ra đó là trăng chứ không phải sương, để rồi ánh trăng khiến nhà thơ nhớ đến quê hương. Và hành động cuối cùng là cúi xuống giống như là đang kìm nén cảm xúc đang trào dâng trong lòng.

=> Hành động gắn liền với tâm trạng của tác giả, góp dẫn diễn tả nỗi nhớ quê hương sâu sắc.

II. Luyện tập

Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu thơ:

Đêm thu trăng sáng như sương
Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà

Dựa vào những điều phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu thơ theo nguyên thể hoặc theo thể lục bát.

Hai câu thơ trên đã diễn tả được nội dung chính của bài thơ Tĩnh Dạ Tứ của Lý Bạch: Hình ảnh ánh trăng và nỗi nhớ quê hương.

Cách dịch:

Đầu giường ánh trăng sáng rọi
Cứ ngỡ rằng mặt đất đang phủ sương
Ngẩng đầu lên thấy trăng sáng
Cúi đầu ngậm ngùi nhớ về quê xưa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×