Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.647
9
0
Phạm Ngọc Na
12/03/2018 12:26:18
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? ­
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức nghị luận
Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? ­
Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.
( 5 sao nhé )

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
3
Phạm Ngọc Na
12/03/2018 12:26:48
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”. ­
- Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm sẽ giúp bản thân mình thể hiện được tài năng, được thành đạt. Không chỉ vậy mọi người xung quanh sẽ yêu mến và thừa nhận mình, do đó họ sẽ có sự hài lòng với mình.
3
3
Phạm Ngọc Na
12/03/2018 12:27:36
Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?
- ­ Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng ­
- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm ­
- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực ­ Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề.
- Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
( đánh giá 5 sao nha )
4
2
Phạm Ngọc Na
12/03/2018 12:30:52
Tự luận
C1 ( 5 sao nhé , đx qên đấy bn )
Khi bước ra khỏi vòng tay của bố mẹ, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống không hề đơn giản như những gì chúng ta nghĩ. Ngoài những khó khăn, chông gai mà bản thân phải vượt qua, thì cuộc sống còn chứa đợng đầy những cám dỗ nguy hiểm. Nếu bản thân không có một bản lĩnh vững vàng, sẽ rất khó để đạt được điều mình mong muốn.
Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau về bản lĩnh. Có người cho rằng bản lĩnh là khi bản thân làm những điều mà người bình thường không dám. Có người lại nghĩ chỉ khi làm được những điều lớn lao, to tát trng cuộc đời mới thể hiện là một con người bản lĩnh. Thực chất, bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng. Trong cuộc sống, sự bản lĩnh làm nên cá tính riêng của mỗi người, từ đó họ có thể tự do bày tỏ những suy nghĩ của bản thân mà không câu nệ, nề hà. Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay. Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.
Là học sinh, bản ĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.
Đồng thời, có nhiều người lại sống một cách thiếu bản lĩnh. Họ bị lệ thuộc vào suy nghĩ và chính kiến của người khác. Từ đó, họ tự làm hạn hẹp kiến thức của chính bản thân, thu nhỏ mình lại. Họ sợ bị phản đối nếu nói lên những điều mình nghĩ, sợ bị chê bai. Không có bản lĩnh, họ không dám nghĩ nhưng lại không dám làm vì sợ vấp ngã, sợ thất bại. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong công việc cũng có thể làm cho họ cảm thấy chán nản, buông xuôi.
Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, … mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.
3
0
Phạm Ngọc Na
12/03/2018 12:33:00
Tự luận
Câu 2 : Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu, với phong cách sáng tác giàu tính biểu tượng trong nền văn học nước nhà. Những tác phẩm của ông luôn khiến người đọc phải trằn trọc, suy nghĩ rất nhiều. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một câu chuyện giàu sức gợi như thế. Hình ảnh người đàn bà làng chài là hình ảnh để lại trong lòng người nhiều ám ảnh, trăn trở về cuộc sống của con người trong thời kì đổi mới.
Chiếc thuyền ngoài xa kể về chuyến đi sáng tác của nhiếp ảnh Phùng khi đến với vùng đất biển này. Và từ chuyến đi này, anh đã nhận ra rất nhiều chiều của cuộc sống, nhiều góc khuất mà con người vẫn bỏ lỡ. Hình ảnh người đàn bà là hình ảnh khiếp anh vừa khó hiểu, vừa băn khoăn, vừa đau xót. Có thể nói người làng chài là hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi của người phụ nữ.
Người đàn bà hiện lên trong câu chuyện của nhiếp ảnh Phùng là một người đầy nhọc nhằn, lam lũ. Nguyễn Minh Châu với những nét vẽ tinh tế đã phác họa nên một hình ảnh giàu sức gợi “người đàn bà chạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn và vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ”. Một người phụ nữ gây ấn tượng cho người đọc ngay từ những dòng đầu tiên, đầy nhọc nhằn, đầy khổ sở và đầy thương cảm. Người đàn bà ấy tiếp tục ám ảnh người đọc bằng chi tiết “tấm áo bạc phếch có miếng vá, bửa thân dưới ướt sũng”, đã phần nào gợi lên sự chua xót, khốn cùng. Giữa cảnh biển mênh mông lại xuất hiện một con người khiến người khác phải trằn trọc như thế này.
Người đàn bà ấy còn đầy vẻ cam chịu và nhẫn nhục khi người chồng hằn học và mắng nhiếc. Đôi mắt của chị như xuyên sâu vào lòng người đọc, nó ám ảnh cho đến khi gấp trang sách lại. Ánh mắt của chị đầy thương xót, đầy ai oán và cũng đầytình yêu thương dành cho những đứa con cho mình.
Dọc theo hình trình đi tìm cái đẹp của nhiếp ảnh Phùng, người đàn bà đã trở thành tâm điểm cho vẻ đẹp ấy. Một vẻ đẹp đầy sự khó khăn, nhọc nhằn và đau khổ. Hành động bạo lực của người chồng khiến chị cứ câm lặng, không ai oán một lời.
Và sự cam chịu ấy được lặp lại khi chị được gọi đến hầu tòa. Mặc dù “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng người phụ nữ ấy vẫn “không hé răng một lời”. Hình dáng “mụ ngồi ghé vào mép ghế và cố thu người lại” càng khiến cho Phùng, cho Đẩu, và cho người đọc một nỗi ám ảnh khó bỏ. Tuy nhiên chỉ một lát, “người đàn bà lại lúng túng và sợ sệt”. Có lẽ cuộc sống của chị quá nặng nề, quá thê lương trong những năm qua.
Tình tiết người đàn bà vái lạy để con trai không làm điều dại dột với bố, cũng như vái lạy quan tòa càng toát lên vẻ cam chịu, sự nhẫn nại, giàu đức hi sinh “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Khi đi đến tận cùng của nỗi đau, khi có một con đường giải thoát thì người đàn bà ấy vẫn lặng lẽ và cam tâm chịu đựng đau khổ? Là vì điều gì? Chẳng phải vì đức hi sinh của người mẹ đó sao?
Lời tâm tình của người đàn bà về cuộc sống, về người chồng, về những đứa con khiến người khác vừa thưỡng xót vừa khâm phục. Một người đàn bà yêu chồng, thương chồng mặc dù bị chồng ngược đãi. Người đàn bà yêu con, thương con vô điều kiện, không đòi hỏi bất cứ điều gì.
Khi chị kể đến chi tiết “vui nhất là lúc được ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó đã ăn no” thì có lẽ người đọc ứa nước mắt. Những đứa con là sức mạnh để chị có thể tồn tại, có thể sống sót và kiên cường đến bây giờ. Một người mẹ lặng lẽ hi sinh cuộc đời mình vì những đứa con, một người mẹ đã nhẫn nhục tất cả chỉ vì miếng cơm manh áo cho con. Một người mẹ nghèo, cố chấp nhưng yêu thương con vô bờ bến. Cuộc đời của chị nhiều đau thương và nước mắt nhưng lại có biết bao nhiêu phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng.
Không phải ngẫu nhiên tác giả chỉ gọi nhân vật là “người đàn bà”, có lẽ không phải chỉ một người đàn bà duy nhất, mà có thể chúng ta còn bắt gặp rất nhiều người đàn bà có chung cảnh ngộ ở bất cứ bãi biển xinh đẹp nào. Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên một bức chân dung khiến cho người đọc phải suy ngẫm, phải trăn trở về cuộc sống của rất nhiều người xung quanh chúng ta. Và cái hình ảnh mà nhiếp ảnh Phùng chụp được cũng như những gì anh nghĩ về người đàn bà này là triết lí, một triết lí cho cái nhìn nhận đa chiều về cuộc sống này. Tấm lưng bạc phếch, ướt sũng của người đàn bà này có lẽ còn ảm ánh rất nhiều người nữa.
Người đàn bà đó chính là nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, cũng như tác giả đã dùng cái tâm để vẽ lên hình ảnh đó.
Hình ảnh người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã gửi gắm nhiều thông điệp đến người đọc về cuộc sống, phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
12/03/2018 12:36:19
Không phải bất cứ ai khi sinh ra thì cuộc đời đã được trải hoa hồng. Sẽ có lúc có những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Những lúc đó, điều quan trọng nhất chính là việc bản thân có dám đương đầu với nó không, vì “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.
Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một thời gian đấu tranh, khắc phục những khó khăn, thử thách. Vậy nên, chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên sự tự ti, kém cỏi, cái xấu, cái không tốt, … trong chính con người mình. Tóm lại, “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” – câu nói nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc mỗi người thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình để vượt qua chông gai cuộc sống.
Thực sự, ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người, chúng ta đã phải đối diện với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên, thiên tai, … Nếu không có sự đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống, thì làm sao con người có thể tồn tại được đến ngày hôm nay? Cho đến tận bây giờ, con người từng ngày vẫn phải đấu tranh với chính mình để chống lại bệnh tật, đói nghèo, … Đứng trước những cám dỗ, con người càng phải đấu tranh quyết liệt hơn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Hẳn mọi người còn nhớ Nguyễn Ngọc Kí – một người mất cả hai tay từ bé, nhưng bằng cả nỗ lực bản thân, giờ đây ông đã có thể viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo tận tụy, hết lòng với công việc.
Hiện nay còn có quá nhiều bạn trẻ do được bo me nuông chiều, sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Như vậy, các bạn sẽ dễ bị sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Chính vì thế, câu nói vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Xã hội đang ngày một phát triển và kèm theo đó là những thử thách và cám dỗ, cho nên chúng ta cần có sự bản lĩnh- trước hết là chiến thắng chính mình.
Đấu tranh với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chiến thắng bản thân chính là việc chúng ta nỗ lực học tập, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nan xã hội, tệ nạn học đường … vốn hiển hiện xung quanh và thường trực trong cuộc sống.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
12/03/2018 12:42:11
Ai đó đã từng nói “ Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”. Phải chăng vì vậy mà ta có thể bắt gặp nhiều nghệ sĩ có phong cách hoàn toàn khác nhau trên cùng một giao lộ của hành trình kiếm tìm và khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người. Kim Lân với truyện ngắn “Vợ nhặt” và Nguyễn Minh Châu với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trường hợp như vậy. Nếu như với khả năng viết rất hay về nông thôn và cuộc sống của người dân quê, Kim Lân xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt qua tình huống truyện độc đáo thì với phong cách truyện đậm chất tự sự-triết lí, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những nghịch lí trong cuộc sống của người đàn bà hang chài. Qua cả hai tác phẩm, các tác giả đều cho ta thấy được vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn.
Có thể nói, trong truyện ngắn "Vợ nhặt", nhân vật người vợ nhặt tuy không phải là nhân vật chính nhưng vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm.Tuy là một con người vô danh nhưng nhà văn đã xây dựng cho nhân vật của mình một cá tính đậm nét. Được khắc họa sống động theo lối đối lập giữa bên trong và bên ngoài, ban đầu và về sau, người vợ nhặt hiện lên với đầy đủ những phẩm chất của con người bình dị trong nạn đói thê thảm Từ một cô con gái “ngồi vêu ra ở cửa nhà kho” chao chát, chỏn lỏn đến một nàng dâu hiền hậu, đảm đang, đúng mực là một hành trình đầy bất ngờ với bao biến động trong cuộc đời nhân vật. Nhà văn đã chọn được tình huống truyện thật độc đáo để nhân vật tự bộc lộ giá trị của mình.
Ở đầu tác phẩm, những vẻ đẹp của người vợ nhặt bị che khuất bởi những con số không tròn trĩnh: không quê quán, không nghề nghiệp, không cả một cái tên, không nhan sắc, không lòng tự trọng. Cuộc sống đói khổ càng tô đậm sự xấu xí của thị: “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, người “gầy sọp”, “trên cái khuôn mặt xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Khi nghe tiếng hò của Tràng, thị “lon ton chạy theo” đẩy xe thóc cùng, hôm sau lại “sầm sập chạy đến”, “cong cớn” đứng trước mặt anh ta để đòi “nợ” rồi “cắm đầu ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc”. Giữa sự lựa chọn nghiệt ngã: hoặc chết đói để giữ sĩ diện hoặc bỏ lòng tự trọng sang một bên để bám víu lấy sự sống, thị đã chọn cách thứ hai.
Song, qua tiến trình của câu chuyện, con người thực sự của nhân vật người vợ nhặt dần hiện ra dưới ngòi bút truyện tài hoa của Kim Lân. Thị “rón rén, e thẹn, đầu cúi xuống, chân bước díu vào nhau” khi đi qua xóm ngụ cư, trên đường về nhà Tràng. Ở đây, ta chỉ thấy một cô gái hiền hậu, biết ý tứ và ngượng ngùng một cách thật dễ thương chứ không còn cái “cong cớn” vô duyên lúc trước. Buổi sang sau khi về làm vợ Tràng, thị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp, nấu cơm và cư xử, nói năng đúng mực khiến ngay cả Tràng cũng ngạc nhiên vì sự thay đổi ấy. Thị đã trở thành người vợ đảm, người con dâu đảm đang biết lo toan việc nhà. Phải chăng đây mới chính là bản chất tốt đẹp của con người vợ nhặt? Ngay cả trong chi tiết theo không Tràng về làm vợ của thị, nếu xét kĩ, ta sẽ thấy hành động ấy thực chất xuất phát từ khao khát tình yêu, hạnh phúc và tổ ấm gia đình cháy bỏng của những người nông dân bình dị. Tóm lại, với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt với những vẻ đẹp tâm hồn đáng được trân trọng và ngợi ca.
Bên cạnh người “vợ nhặt”, nhân vật người đàn bà hàng chài trong “CTNX” cũng để lại ấn tượng sâu sắc. Là nhân vật chính, nhân vật này có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thể hiện giá trị tư tưởng của tác phẩm. Nguyễn Minh Châu đã khắc họa nhân vật khá sắc nét bằng bút pháp hiện thực theo lối tương phản giữa bên ngoài và bên trong, giữa than phận và phẩm chất. Xuất hiện trong tình huống đầy nghịch lí dưới khám khá của nhân vật Phùng, nhân vât người đàn bà hang chài hiện lên với những vẻ đẹp khuất lấp khiến ta xót xa, lo âu và không khỏi trăn trở.
Xuất hiện trước mắt độc giả , người đàn bà hang chài hiện lên với ngoại hình xấu xí, thô kệch: than hình cao lơn, “khuôn mặt mệt mỏi”, “tái ngắt”, “tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới”. Cuộc sống của chị là một chuỗi những tháng ngày vừa lao động vất vả, vừa phải chịu đòn roi của chồng: “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Độc giả có thể thông cảm với hoàn cảnh bất hạnh nhưng rất dễ bất bình với sự nhẫn nhục, cam chịu quá đáng của nhân vật khi im lặng chấp nhận trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.
Nhưng phía sau ngoại hình xấu xí và sự nhẫn nhục ấy là cả một tấm lòng vị tha, độ lượng, đức hi sinh cao cả và sự cứng cỏi, can đảm hiếm có của người phụ nữ. Chị chấp nhận cuộc sống ấy bởi lẽ chị yêu thương các con, sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ tổ ấm gia đình. Đối với chị thì “đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Và dù bị đánh đập, hành hạ bao nhiêu thì người đàn bà ấy vẫn cảm thông với những khó khăn của chồng, vẫn cứ chắt chiu từng giây phút hạnh phúc trong cuộc sống. Phía sau sự thất học, quê mùa, người đàn bà hang chài vẫn là người phụ nữ sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời. Lí lẽ của chị là lí lẽ của con người từng trải bao song gió, khó khăn, không chỉ khiến chánh án Đẩu, nhiếp ảnh gia Phùng mà còn khiến tất cả chúng ta phải ngạc nhiên, cảm phục.
Có thể thấy, cả hai nhân vật đều là những thân phận nhỏ bé, là nạn nhân của hoàn cảnh nhưng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp, lương thiện. Vẻ đẹp ấy, trong những lam lũ của đời thường, trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc sống có thể bị che lấp đi nhưng không bao giờ biến mất. Cả Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đều thành công ở điểm này, khi miêu tả nhân vật bằng những chi tiết chân thực vô cùng, vừa làm toát lên số phận đau khổ, cảnh sống khốn cùng của họ, vừa khám phá ra vẻ đẹp khuất lấp bên trong những con người ấy.
Tuy nhiên, giữa hai nhân vật cũng có nhiều điểm khác biệt. Vẻ đẹp của người vợ nhặt được khắc họa qua những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh trong nạn đói thê thảm. Thị như một luồng gió mới "lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối" của những người dân xóm ngụ cư cũng như gia đình Tràng. Trong khi đó, vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu lại là phẩm chất của người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính trong tình trạng bạo lực gia đình. Nhân vật này không khỏi khiến ta băn khoăn, trăn trở về cách nhìn nhận con người cũng như mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Sở dĩ có sự khác biệt ấy là do phong cách nghệ thuật và thời điểm sáng tác của hai nhà văn. Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển biến đổi từ thấp đến cao, mang cảm hứng lãng mạn, tiêu biểu cho văn học thời kì kháng chiến. Trong khi đó nhân vật người đàn bà hàng chài lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại. Nhân vật này thể hiện rõ cảm hứng thế sự-đời tư trong ngòi bút truyện của Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Tóm lại, người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài là hai nhân vật được xây dựng rất thành công của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu. Tuy có nhiều điểm khác nhau trong phong cách nhưng với tinh thần nhân đạo cao cả, hai nhà văn đều khám phá và nâng niu trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Qua hai tác phẩm, các tác giả còn cho chúng ta thêm tin tưởng vào sự bất diệt của những phẩm chất tốt đẹp trong con người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Với tất cả giá trị về nội dung và nghệ thuật ấy, chắc chắn cả hai nhân vật cũng như tên tuổi của Kim Lân và Nguyễn Minh châu sẽ có sức sống lâu dài trong kho tàng văn học dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×