LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giai cấp vô sản là giai cấp

Câu 1. Giai cấp vô sản là giai cấp

A. có ít tư liệu sản xuất.

B. không có tư liệu sản xuất.

C. không có tài sản, phải bán sức lao động.

D. có ít tư liệu sản xuất, không có tài sản.

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân giai cấp công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản?

A. Điều kiện sống tồi tàn.

B. Giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.

C. Lương thấp, ngày làm từ 14 -16 giờ.

D. Có tổ chức công đoàn chăm sóc.

Câu 3. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?

A. Đâp phát máy móc, đốt công xưởng.

B. Bãi công, đòi quyền lợi về kinh tế, chính trị.

C. Đưa kiến nghị lên quốc hội, đòi cải thiện đời sống.

D. Đấu tranh vũ trang chống lại sự bóc lột hà khắc của giới chủ.

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng tình cảnh của công nhân châu Âu đầu thế kỉ XIX?

A. Lao động vất vả, không được sử dụng máy móc, điều kiện sống và làm việc tồi tệ.

B. Phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày, đồng lương rẻ mạt.

C. Phụ nữ và trẻ em cũng phải lao động cực nhọc với đồng lương ít ỏi.

D. Phải lao động vất vả trong điều kiện ăn, ở tồi tàn.
 

Câu 5. Khẩu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa nào?

A. Phong trào đấu tranh của công nhân I-ta-li-a (1834).

B. Phong trào đấu tranh của công nhân dệt Sơ-lê-din (1844).

C. Phong trào đấu tranh của công nhân dệt Li-ông (1831).

D. “Phong trào Hiến chương” ở Anh (1836 – 1847).

Câu 6. Năm 1831, công nhân dệt Li-ông (Pháp) đấu tranh đời quyền lợi gì?

A. Thiết lập nền cộng hòa.

B. Nghỉ chủ nhật có trả lương.

C. Tăng lương, giảm giờ làm, thiết lajao chế độ cộng hòa.

D. Tự do bầu cử.

Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nhất khiến các cuộc đấu tranh của công nân các nước Anh, Pháp, Đức vào đầu thế kỉ XIX thất bại là gì?

A. Lực lượng công nhân còn ít.

B. Giai cấp tư sản có thế lực mạnh về kinh tế và chính trị.

C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

D. Chưa xây dựng được khối liên minh giữa công nhân và nông dân.

Câu 8. Đặc điểm của phong trào công nhân quốc tế ở đầu thế kỉ XIX là mang tính

A. tự phát.

B. tự giác.

C. có sự liên kết quốc tế.

D. hình thành các cao trào cánh mạng.

Câu 9. “Phong trào Hiến chương” là phong trào rộng lớn, có tổ chức của

A. công nhân Pháp.

B. công nhân Anh.

C. công nhân Đức.

D. công nhân Hà Lan.

Câu 10. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân bắt đầu có sự liên kết quốc tế trong giai đoạn nào?

A. Nửa sau thế kỉ XVIII.

B. Đầu thế kỉ XIX.

C. Nửa sau thế thỉ XIX.

D. Đầu thế kỉ XX.

Câu 11.  Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học (chủ nghĩa Mác)

A. Hệ tư tưởng Đức (Các-Mác, Ăng-ghen)

B. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (Ăng-ghen)

C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (Các-Mác, Ăng-ghen)

D. bộ “Tư bản” (Cac-Mác).

Câu 12. Linh hồn của Quốc tế thứ nhất từ khi thành lập đến năm 1870 là

A. Xanh-xi-mông.

B. C.Mác.

C. Ăng-ghen.

D. Lê-nin.

Câu 13. Nhiệm vụ rất quan trọng của Quốc tế thứ nhất là

A. tuyên truyền, giác ngộ cho công nhân tinh thần đoàn kết quốc tế.

B. truyền bá học thuyế Mác, đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.

C. đại diện cho công nhân quốc tế kí kết các thỏa thuận với chính phủ tư sản các nước.

D. đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân
 

Câu 14. Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. đâp phát máy móc, đốt công xưởng.

B. bãi công, đòi quyền lợi về kinh tế, chính trị.

C. đưa kiến nghị lên quốc hội, đòi cải thiện đời sống.

D. đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

Câu 15. Ngày 1/5/1886 đi vào lịch sử là ngày

A. Quốc tế hạnh phúc.

B. Quốc tế vì dân chủ.

C. Quốc tế Lao động.

D.  Nhân đạo thế giới.

Câu 16. Sự kiện nào được đánh giá là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?

A. Cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Pê-tec-bua (9/1/1905).

B. Lễ kỉ niệm ngày Quốc tế lao động của công nhân toàn nước Nga (1/5/1905).

C. Cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin (6/1905)

D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Mat-xcơ-va (12/1905).

Câu 17. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được coi là

A. chính đảng đầu tiên của giai cấp vô sản.

B. chính đảng vô sản kiểu mới.

C. chính đảng tư sản kiểu mới.

D. chính đảng tư sản kiểu cũ.

Câu 18. Nội dung nào phản ánh không đúng ý nghĩa của cuộc cách mạng Nga năm 1905 – 1907?

A. Làm suy yếu chính quyền phong kiến Nga hoàng.

B. Là bước chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười (1917)

C. Lật đổ chế độ Nga hoàng, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc đia.

Câu 19. Trong những năm 1918 – 1923, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu, đặc biệt lên cao ở

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mĩ.

Câu 20. Tính chất của cuộc cách mạng Nga 1907 – 1907 là

A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

B. cuộc cách mạng tư sản.

C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. cuộc cách mạng vô sản.

Câu 21. Vai  trò chính của Quốc tế thứ ba đối với phong trào công nhân thế giới là

A. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

B. thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

C. thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.

D. đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.

Câu 22. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Nga trong cuộc Cách mạng 1905 – 1907 là

A. chống sự bóc lột thậm tệ của giai cấp tư sản.

B. đòi tự do dân chủ, đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

C. chống liên minh tư sản – phong kiến câu kết để áp bức bóc lột nhân dân.

D. chống chế độ Nga Hoàng, chống chiến tranh đế quốc.
 

Câu 23. So với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra trước đó, cách mạng Nga 1905-1907 có điểm gì khác biệt?

A. Lãnh đạo là giai cấp vô sản.

B. Lãnh đạo là liên minh giai cấp tư sản và chủ nô.

C. Diễn ra dưới hình thức là một cuộc nội chiến cách mạng.

D. Mục tiêu đấu tranh là lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.

Câu 24. Quốc tế Cộng sản là tổ chức cách mạng của

A. giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

B. giai cấp tư sản các nước Châu Âu.

C. các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

D. giai cấp công nhân và binh lính.

Câu 25. Quốc tế III được thành lập vào năm nào? Ở đâu?

A. Năm 1864 – Luân Đôn.

B. Năm 1874 – Béc-lin

C. Năm 1889 – Pa-ri.

D. Năm 1919 – Mát-xcơ-va.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
88
0
0
sdfs
06/11/2021 14:48:22
+5đ tặng
c.không có tài sản, phải bán sức lao động.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư