LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu “Mùa xuân về lúc nào không rõ” ý nói gì

PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

1 - Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.

2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9; sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.     

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

TIẾNG VƯỜN

          Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi. Trong vườn, cây muỗm khoe vòng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân. Muỗm nở sớm để đơm hoa kết trái vào dịp Tết.

          Hoa nhài trắng xóa bên vại nước. Những bông nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào, sực nức. Màu xanh của búp lá vừa hé khỏi cành đã bừng bừng sức sống. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng hoa bưởi lại có tua nhị vàng giữa lòng hoa như những bông thủy tiên thu nhỏ. Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị. Hương tỏa từ những cánh hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn. Mỗi thứ hoa đều có tiếng nói của riêng mình.

         Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh. Vậy mà chỉ hơi xuân chớm đến, trên những cành cây tưởng chừng khô như chết ấy, bỗng vỡ òa ra những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục sang trọng, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành. Và trong những tán lá cây vườn, mọi sinh vật đều tụ hội. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. Những cánh mật ong quay tít trên chùm hoa bưởi. Tiếng chim gáy gù gù trong khóm tre gai. Đàn chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.

                                                                                   (Theo Ngô Văn Phú)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãykhoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất và làm bài tập dưới đây:

1. CâuMùa xuân về lúc nào không rõý nói gì? (M2)

A. Mùa xuân đã về từ rất lâu rồi.         

B. Mùa xuân đã về thật đột ngột. 
C. Mùa xuân đã về thật tự nhiên     

2. Vì sao tác giả nói “Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân”? (M2)

A. Vì hình dáng hoa muỗm giống như chiếc đồng hồ.

B. Vì hoa muỗm nở là báo hiệu mùa xuân về.

C. Vì hoa muỗm luôn nở theo một giờ nhất định.

3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng : (M1)

- Lộc xoan có ....................................., nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành.

4. Nối những danh từ ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B sao cho phù hợp với nội dung bài đọc. (M1)

       A                                                                   B

<!--[if gte vml 1]> <!--[if !mso]-->
<!--[endif]-->

Hoa muỗm


<!--[if !mso]-->
<!--[endif]--><!--[if !mso]-->
<!--[endif]-->

Hoa bưởi


<!--[if !mso]-->
<!--[endif]--><!--[if !mso]-->
<!--[endif]-->

tua tủa trổ thẳng lên trời.


<!--[if !mso]-->
<!--[endif]--><!--[if !mso]-->
<!--[endif]-->

trắng xóa bên vại nước.

khôi, hương ngạt ngào, sực nức.khôi,


<!--[if !mso]-->
<!--[endif]--><!--[if !mso]-->
<!--[endif]-->

Hoa nhài


<!--[if !mso]-->
<!--[endif]--><!--[if !mso]-->
<!--[endif]-->

có sức sống mạnh mẽ.


<!--[if !mso]-->
<!--[endif]--><!--[endif]-->                                   có sức sống mạnh mẽ
 Hoa nhài                                             tua tủa trổ thẳng lên trời.        
Hoa bưởi                                            trắng xóa bên vại nước.
5. Tác giả ấn tượng nhất với loại cây nào trong vườn? vì sao? (M1)
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

6. Bài văn giúp em cảm nhận điều gì? (M3)

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

7. Gạch 1 gạch dưới từ in đậm được dùng“nghĩa gốc”, gạch 2 gạch dưới từ in đậm được dùng“nghĩa chuyển”. (M1)

a) Biển lúa bát ngát đã chuyển sang màu vàng tươi.      

b) Biển rộng bao la phấp phới những cánh buồm.

8. Dòng nào sau đây gồm những từ đồng nghĩa với từ “xinh đẹp”? (M1)

     A. đẹp xinh, xinh xắn, đẹp tươi             

     B. đẹp xinh, xinh xẻo, tươi tắn

     C. đẹp đẽ, tươi tắn, xinh xinh

 

 

9. Câu Tiếng chim gáy gù gù trong khóm tre gai., có bộ phận vị ngữ là: (M1)

A. gáy gù gù trong khóm tre gai

     B. gù gù trong khóm tre gai

     C. trong khóm tre gai

10. Viết lại câu văn sau cho sinh động hơn bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa…(M4)

Khu vườn mùa xuân tuyệt đẹp.  ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1 trả lời
Hỏi chi tiết
614
1
0
Mai Bùi
20/11/2021 15:26:05

1-b

2-b

3-màu ngọc lục sang trọng

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư