Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào atlat địa lý Việt Nam giới thiệu đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ

1/ Dựa vào atlat địa lý Việt Nam giới thiệu đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp ở đông nam bộ?
Công nghiệp có ảnh hưởng môi trường và làm thế nào để bảo vệ môi trường do công nghiệp mang lại?
2/ Xác định 2 vùng có diện tích trồng cây công nghiệp lớn nhất nước ta?
Hai vùng có sản lượng lương thực nhiều nhất nước ta?
Hai vùng trồng cây ăn quả nhiều nhất nước ta?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
501
0
0
Nguyễn Mai
18/03/2018 19:45:44
Câu 1
đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp ở đông nam bộ
Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, qui mô hơn 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành công nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử, hoá chất, sản xuất hàng tiêu dùng, hóa dầu, tin học….

– Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt…

– Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…

– Thủ Dầu Một: trung bình, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất…
Ảnh hưởng của công nghiệp đến môi trường
Quá trình công nghiệp hóa thường kèm theo tốc độ đô thị hóa nhanh, mức độ phát thải lớn, tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng tăng đến mức tối đa và kết cục là môi trường bị hủy hoại do ô nhiễm mạnh, tài nguyên thì cạn kiệt ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa toàn bộ hệ sinh thái. Sau gần 30 năm đổi mới, công nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình trên 10%/năm, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song, công nghiệp cũng là một những ngành tạo ra nhiều chất thải nhất, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái. Những ngành công nghiệp có mức độ gây ô nhiễm cao như khai thác than và khoáng sản; công nghiệp sản xuất điện; công nghiệp hóa chất; công nghiệp luyện kim; công nghiệp thực phẩm, dệt may, da giầy… khiến cho Chính phủ phải đặt ra những bài toán kèm theo lời giải mang tính hiệu quả cao. Chính sách cho bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay thực sự là một vấn đề hết sức cấp thiết và đòi hỏi những chính sách đó phải vừa đảm bảo cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được thành công vừa đảm bảo cho môi trường sinh thái đạt ngưỡng an toàn.
Biện pháp

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các đoàn thể trong DN cũng như với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp

Thứ hai, tiếp tục phổ biến, tuyên truyền kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường chung, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm tạo chuyển biến căn bản về ý thức trách nhiệm và sự chủ động trong công tác bảo vệ môi trường.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế chính sách nội bộ phù hợp với các quy định mới của pháp luật và điều kiện thực tế, ổn định và tăng cường hệ thống quản lý môi trường các cấp, phát triển lực lượng làm công tác môi trường chuyên sâu trong DN, đủ năng lực đảm bảo nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới

Thứ tư, huy động các nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường, chi tối thiểu 1,5 – 2% doanh thu sản xuất cho công tác bảo vệ môi trường trực tiếp (1 - 1,5% cho Qũy môi trường tập trung của DN để đầu tư các công trình môi trường, 0,5-1% cho công việc bảo vệ môi trường thường xuyên); Huy động vốn từ hợp tác quốc tế, xã hội hóa, vốn đầu tư khác để di dời cơ sở sản xuất, di dời dân cư, đầu tư công nghệ…

Thứ năm, tổ chức thực hiện công tác này trong DN theo hướng tổng thể, đồng bộ, đầu tư đủ, có trọng tâm, giải quyết gọn và dứt điểm từng vấn đề, từng khu vực đảm bảo hiệu quả.

Thứ sáu, quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường tiên tiến phù hợp với điều kiện của DN. Đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Mai
18/03/2018 20:34:57
câu 2.
- Vùng có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp cao nhất nước (> 40%): Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
- Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta
ĐB sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước (chiếm trên 50% diện tích, trên 50% sản lượng lúa cả nước, BQLTĐN trên 1000 kg/người/năm), vùng lớn thứ 2 là ĐBSH (là vùng có năng suất lúa cao nhất cả
nước).
- Hai vùng trồng cây ăn quả nhiều nhất nước ta:vùng đồng bằng sông Cửu Long và đông nam bộ
vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước
vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, hiện có diện tích cây ăn trái 415.800 ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm 53,2% về diện tích và 57% về sản lượng trái cây trong nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×