Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ.
Nguyên lý làm việc:
Nửa chu kỳ dương, khoảng thời gian từ 0 đến t1: Điện áp vào Uv có điểm A dương (+), điểm B âm (-). Điốt D1 phân cực thuận và dẫn điện. Dòng điện đi từ điểm A qua điốt, qua Rt về điểm B. Dòng điện này tạo một sụt áp trên tải là Ur = URt = Uv.
Nửa chu kỳ âm, khoảng thời gian từ t1 đến t2: Điện áp vào Uv đổi cực tính, điểm A âm (-), điểm B dương (+); điốt D1 phân cực ngược không dẫn nên không có dòng điện chẩy qua tải, điện áp ra Ur = 0 V.
Các nửa chu kỳ tiếp theo diễn ra hoàn toàn lặp lại như trên. Vì là mạch nắn 1/2 chu kỳ nên điện áp ra chỉ có các bán kỳ dương, điện áp ra không bằng phẳng. Muốn có điện áp ra một chiều bằng phẳng, người ta phải mắc thêm một tụ C1 có trị số điện dung lớn khoảng 1000 MF để lọc hết thành phần xoay chiều còn sót lại sau nắn.
Nguyên lý lọc của tụ C1 như sau: Khi điốt dẫn điện thì tụ C1 được nạp điện, khi điốt không dẫn điện ứng với nửa chu kỳ âm thì tụ C1 phóng điện qua tải. Như vậy trên tải luôn có điện áp.