Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Trong các tổ hợp từ sau đây, tổ hợp từ nào là tục ngữ? Thành ngữ nào sau đây liên quan đến phương châm cách thức ?

Câu1. Trong các tổ hợp từ sau đây, tổ hợp từ nào là tục ngữ?

   A. Đánh trống bỏ dùi.                                       B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.                             

   D. Nước mặn đồng chua.                                  C. Dây cà ra dây muống.                    

Câu 2. Thành ngữ nào sau đây liên quan đến phương châm cách thức ?

    A. Nói băm nói bổ.                                           B. Điều nặng tiếng nhẹ. 

    C. Mồm loa mép giải.                                       D. Nửa úp nửa mở. 

 Câu 3: Xét về cấu tạo, câu văn: “Im ắng lạ.” Trong đoạn sau: “Bấy giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi bên cái thành ô tô méo mó, châm điếu thuốc.” thuộc kiểu câu nào?  

A.Câu đơn.           B. Câu ghép.      C. Câu đặc biệt.            D. Câu rút gọn.

Câu 4: Với cụm từ “tấm lòng son” trong câu thơ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào?

   A. So sánh.      B. Nhân hóa.                     C. Hoán dụ.                 D. Ẩn dụ.

Câu 5. Câu văn “Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.” là câu:

A. Câu đặc biệt.                                                            B. Câu rút gọn.           

C. Câu đơn.                                                                   D. Câu ghép.            

Câu 6. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” có sử dụng phép tu từ:

A. Nhân hoá, ẩn dụ.                                             B. Hoán dụ, ẩn dụ.       

 C. So sánh, nhân hoá.                                         D. Hoán dụ, nhân hoá.

Câu 7. “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.” ( Lê Minh Khuê) .

   Xét về mặt cấu tạo, những câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?

       A. Câu đặc biệt.                                                  B. Câu đơn.

       C. Câu rút gọn.                                                   D. Câu đơn mở rộng thành phần

Câu 8 Trong các câu thơ dưới đây của Bằng Việt, từ nhóm nào được dùng với nghĩa chuyển?

A. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa                 

B. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm     

C. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

      D. Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Câu 9: Câu thành ngữ : Ăn không nên đọi, nói không nên lời” liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất.                                                  C. Phương châm  cách thức.                     

B. Phương châm về lượng.                                                D. Phương châm lịch sự.

Câu 10: Cụm từ “mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn” là:

A. Cụm C-V                    B. Cụm danh từ             C. Cụm động từ           D. Cụm tính từ

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
248

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×