DÀN Ý 1:
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác phẩm, tác giả
– Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.
+ Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.
a) Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương
* Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết
– “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.
– Có tư tưởng tốt đẹp.
– Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.
– Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.
* Người phụ nữ thủy chung
– Khi chồng ở nhà
– Khi tiễn chồng ra trận
– Những ngày tháng xa chồng
– Khi bị nghi oan
– Khi sống dưới thủy cung
* Người con dâu hiếu thảo
– Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm (lời nói của mẹ chồng).
– Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ
– Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng.
– Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.
– Giàu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời “đa tạ tình chàng”
b) Nỗi đau, oan khuất của Vũ Nương
– Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.
– Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.
– Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.
c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ
– Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.
– Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.
– Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.
3. Nhận xét về nghệ thuật
– Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật…
– Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay
III. Kết bài:
– Khẳng định “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn
– Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại.