LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về bài thơ Bánh trôi nước

cảm nhận của em về bài thơ bánh trôi nước
4 trả lời
Hỏi chi tiết
191
2
0
+5đ tặng

Thân phận người phụ nữ là đề tài muôn thuở được văn học vô cùng quan tâm. Từ nền tảng văn học dân gian với những bài ca dao than thân trách phận của người phụ nữ cho đến thơ ca trung đại những số phận, cảnh ngộ ấy vẫn để lại nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Nhắc đến những bài thơ viết về chủ đề ấy ta không thể không kể tới tác phẩm “bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Là nhà thơ phụ nữ viết về số phận của những người phụ nữ cho nên bài thơ của bà vừa có sự trải nghiệm, vừa có sự trân trọng, ngợi ca lại vừa cảm thông, thấu hiểu.

“Bánh trôi nước” là một trong rất nhiều những bài thơ viết về thân phận người phụ nữ của bà chúa thơ Nôm. Bài thơ mở đầu với mô típ quen thuộc trong ca dao than thân “thân em”, vừa bình dị vừa khiêm nhường mang đậm chất nữ tính. Giống như những tiếng than trong ca dao, bài thơ cất lên như một lời bộc bạch về thân phận người phụ nữ. Hình ảnh chiếc bánh trôi hiện lên vừa đẹp vừa chân thực trong hai câu thơ đầu tiên:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Vẻ đẹp của chiếc bánh trôi nước cũng như quy trình làm bánh được tác giả tái hiện rất cụ thể, sinh động. Bánh trôi có màu trắng tinh khiết của bột nếp, được nhào nặn tròn trịa rất xinh xắn, khi cho vào nước nguội bánh chìm xuống, nhưng đến khi nước sôi lên, bánh chín sẽ nổi trên mặt nước. Bánh trôi vốn là loại bánh dân dã, bình dị thân thuộc với đời sống con người nhưng qua con mắt tinh tế, nhạy cảm của nữ sĩ họ Hồ bỗng được gắn với vẻ đẹp và cuộc đời của người phụ nữ. Cũng giống như chiếc bánh trôi kia, người phụ nữ cũng mang vẻ đẹp trắng trẻo, tròn đầy, trong trắng, phúc hậu. Điệp từ “vừa” được nhắc lại hai lần trong câu thơ có ý nghĩa nhấn mạnh vẻ đẹp thân thể và phẩm chất của người phụ nữ. Cách dùng từ khéo léo không chỉ phô ra vẻ đẹp mà còn cho thấy niềm tự hào, sự tự ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong văn học xưa nay, rất hiếm khi người phụ nữ dám bạo dạn, tự tin trực tiếp nói lên vẻ đẹp của mình như thế, đó chính là nét cá tính độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương. Với những vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm ấy, đáng lí ra, người phụ nữ phải được nâng niu và hưởng hạnh phúc, thể nhưng xã hội phong kiến bất công đã không cho họ có được điều ấy. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian “bảy nổi ba chìm” gợi liên tưởng đến cuộc đời long đong, lận đận, bấp bênh của người phụ nữ. Họ phải sống cuộc đời chìm nổi bởi lẽ có bao giờ của người phụ nữ được làm chủ cuộc đời của mình.

Chính vì cuộc đời nhiều bất công, lắm éo le ngang trái cho nên Hồ Xuân Hương đã thẳng thắn thay lời người phụ nữ cất lên tiếng nói than thân cùng sự khẳng định tấm lòng son sắt của người phụ nữ.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Giống như chiếc bánh trôi kia không được làm chủ số phận của mình, rắn nát hay đẹp đẽ đều do bàn tay của người nặn, người phụ nữ cũng không tự quyết định được số phận của mình. Cặp từ đối lập “rắn – nát” được đảo cấu trúc đặt đặt lên đầu câu nhằm nhấn mạnh những sự éo le, phụ thuộc trong cuộc đời người phụ nữ. Những thiết chế phong kiến khắt khe với quan niệm trọng nam khinh nữ, đạo lí tam tòng tứ đức đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ, tước đi cuộc sống tự do, hạnh phúc của họ. Những người phụ nữ ấy không được phép sống vì mình mà phải sống và phụ thuộc vào người khác, họ xem đó như một định mệnh, nhẫn nhịn, cam chịu mà chấp nhận lấy. Thế nhưng, điều đáng quý, đáng trân trọng nhất ở người phụ nữ đó là phẩm chất bên trong của họ. “Tấm lòng son” chính là hình ảnh hoán dụ cho tấm lòng thủy chung, son sắt, trong sáng của người phụ nữ. Dù bị chà đạp bất công nhưng người phụ nữ vẫn giữ được giữ được nét đẹp tâm hồn của mình, cũng giống như những chiếc bánh trôi kia, dù rắn hay nát, chìm hay nổi thì vẫn không thể thay đổi hương vị của chiếc bánh. Hai từ “mặc dầu – mà em” trong hai câu thơ cho thấy sự cố gắng vươn lên số phận để bảo toàn nhân cách của người phụ nữ. Vẻ đẹp nhân phẩm ấy thật đáng trân trọng, ngợi ca!

Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thư
17/11/2021 09:11:36
+4đ tặng

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.

Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:

"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.

"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"

Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.

"Bảy nổi ba chìm với nước non"

Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:

"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"

Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.

0
0
Nhung Hoàng
17/11/2021 14:02:44
+3đ tặng

 Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

       Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

       Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.



 
1
0
KEMO
19/11/2021 19:52:44

Thân phận người phụ nữ là đề tài muôn thuở được văn học vô cùng quan tâm. Từ nền tảng văn học dân gian với những bài ca dao than thân trách phận của người phụ nữ cho đến thơ ca trung đại những số phận, cảnh ngộ ấy vẫn để lại nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Nhắc đến những bài thơ viết về chủ đề ấy ta không thể không kể tới tác phẩm “bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Là nhà thơ phụ nữ viết về số phận của những người phụ nữ cho nên bài thơ của bà vừa có sự trải nghiệm, vừa có sự trân trọng, ngợi ca lại vừa cảm thông, thấu hiểu.

“Bánh trôi nước” là một trong rất nhiều những bài thơ viết về thân phận người phụ nữ của bà chúa thơ Nôm. Bài thơ mở đầu với mô típ quen thuộc trong ca dao than thân “thân em”, vừa bình dị vừa khiêm nhường mang đậm chất nữ tính. Giống như những tiếng than trong ca dao, bài thơ cất lên như một lời bộc bạch về thân phận người phụ nữ. Hình ảnh chiếc bánh trôi hiện lên vừa đẹp vừa chân thực trong hai câu thơ đầu tiên:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Vẻ đẹp của chiếc bánh trôi nước cũng như quy trình làm bánh được tác giả tái hiện rất cụ thể, sinh động. Bánh trôi có màu trắng tinh khiết của bột nếp, được nhào nặn tròn trịa rất xinh xắn, khi cho vào nước nguội bánh chìm xuống, nhưng đến khi nước sôi lên, bánh chín sẽ nổi trên mặt nước. Bánh trôi vốn là loại bánh dân dã, bình dị thân thuộc với đời sống con người nhưng qua con mắt tinh tế, nhạy cảm của nữ sĩ họ Hồ bỗng được gắn với vẻ đẹp và cuộc đời của người phụ nữ. Cũng giống như chiếc bánh trôi kia, người phụ nữ cũng mang vẻ đẹp trắng trẻo, tròn đầy, trong trắng, phúc hậu. Điệp từ “vừa” được nhắc lại hai lần trong câu thơ có ý nghĩa nhấn mạnh vẻ đẹp thân thể và phẩm chất của người phụ nữ. Cách dùng từ khéo léo không chỉ phô ra vẻ đẹp mà còn cho thấy niềm tự hào, sự tự ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong văn học xưa nay, rất hiếm khi người phụ nữ dám bạo dạn, tự tin trực tiếp nói lên vẻ đẹp của mình như thế, đó chính là nét cá tính độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương. Với những vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm ấy, đáng lí ra, người phụ nữ phải được nâng niu và hưởng hạnh phúc, thể nhưng xã hội phong kiến bất công đã không cho họ có được điều ấy. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian “bảy nổi ba chìm” gợi liên tưởng đến cuộc đời long đong, lận đận, bấp bênh của người phụ nữ. Họ phải sống cuộc đời chìm nổi bởi lẽ có bao giờ của người phụ nữ được làm chủ cuộc đời của mình.

Chính vì cuộc đời nhiều bất công, lắm éo le ngang trái cho nên Hồ Xuân Hương đã thẳng thắn thay lời người phụ nữ cất lên tiếng nói than thân cùng sự khẳng định tấm lòng son sắt của người phụ nữ.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Giống như chiếc bánh trôi kia không được làm chủ số phận của mình, rắn nát hay đẹp đẽ đều do bàn tay của người nặn, người phụ nữ cũng không tự quyết định được số phận của mình. Cặp từ đối lập “rắn – nát” được đảo cấu trúc đặt đặt lên đầu câu nhằm nhấn mạnh những sự éo le, phụ thuộc trong cuộc đời người phụ nữ. Những thiết chế phong kiến khắt khe với quan niệm trọng nam khinh nữ, đạo lí tam tòng tứ đức đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ, tước đi cuộc sống tự do, hạnh phúc của họ. Những người phụ nữ ấy không được phép sống vì mình mà phải sống và phụ thuộc vào người khác, họ xem đó như một định mệnh, nhẫn nhịn, cam chịu mà chấp nhận lấy. Thế nhưng, điều đáng quý, đáng trân trọng nhất ở người phụ nữ đó là phẩm chất bên trong của họ. “Tấm lòng son” chính là hình ảnh hoán dụ cho tấm lòng thủy chung, son sắt, trong sáng của người phụ nữ. Dù bị chà đạp bất công nhưng người phụ nữ vẫn giữ được giữ được nét đẹp tâm hồn của mình, cũng giống như những chiếc bánh trôi kia, dù rắn hay nát, chìm hay nổi thì vẫn không thể thay đổi hương vị của chiếc bánh. Hai từ “mặc dầu – mà em” trong hai câu thơ cho thấy sự cố gắng vươn lên số phận để bảo toàn nhân cách của người phụ nữ. Vẻ đẹp nhân phẩm ấy thật đáng trân trọng, ngợi ca!

Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư