Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy kể 1 câu chuyện với chủ đề : Hãy cho em một mái ấm gia đình

Em hãy kể 1 câu chuyện với chủ đề : Hãy cho em một mái ấm gia đình
Gợi ý
- Thể loại: Văn tự sự (kết hợp miêu tả và biểu cảm).
- Nội dung: Kể một câu chuyện với nội dung: Giúp đỡ em nhỏ mồ côi có mái ấm gia đình
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3
1. Mở bài: Dẫn dắt từ chủ đề -> câu chuyện kể
2. Thân bài Kể diễn biến câu chuyện
a. Cách 1: Kể chuyện “Cô bé bán diêm”
- Kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình.
- Nêu suy nghĩ về hình ảnh cô bé bán diêm....
b. Cách 2: Kể chuyện đời thường
Ví dụ: Kể về việc mình giúp đỡ một bạn nhỏ mồ côi có được mái ấm gia đình (Việc làm tốt của mình- ngôi thứ nhất).
- Thường ngày thấy có một em nhỏ hay đứng ở cổng trường nhìn vào với ánh mắt háo hức....(tả vài nét về bạn đó...)
- Tò mò -> làm quen với bạn....
- Biết được hoàn cảnh đáng thương của bạn: mồ côi bố mẹ, không nơi nương tựa, hàng ngày phải đi bán vé số kiếm sống........(cảm xúc của bạn; cảm xúc, thái độ , suy nghĩ của mình....)
- Thương bạn, gần gũi, giúp đỡ bạn......
- Nói chuyện với bố mẹ giúp bạn.....-> bố mẹ đã nhận bạn về nuôi- > bạn có được mái ấm gia đình, được học tập, được yêu thương... (cảm xúc của bạn, của mình.....)
3. Kết bài: Suy nghĩ, bài học......
1 trả lời
Hỏi chi tiết
578
1
1
Hân Nguyễn Trần Gia
17/11/2021 17:12:42
+5đ tặng

 Khi tôi sống trong một gia đình mà ở nơi đó là nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi vào những ngày thơ bé, nơi mà Ba và Mẹ sống chung với nhau nhưng chẳng yêu thương nhau, nhưng vì nghĩa vụ với con cái nên họ hi sinh suốt một thời gian nuôi nấng con cái nên người. Nhưng rồi, tức nước thì vỡ bờ, rồi họ cũng lìa xa nhau và con cái là những người phải chịu đựng, chịu đựng cả sự mất mác, đau cả thân xác lẫn tâm hồn.

  Khi những người đàn ông say, về đến nhà sẽ gây sự với vợ con. Tôi còn nhớ rất rõ những lần đó. Những lần Ba đánh đập Mẹ con tôi vô cớ, Mẹ ôm các con bảo vệ và chịu đựng nỗi đau một mình. Đó là những lần tôi có thể học được cái tính chịu đựng, hi sinh rất cao từ mẹ. Giọt nước mắt đau đớn của Mẹ rơi nhưng vẫn mỉm cười với các con và bảo "Mẹ không sao" khi thấy các con lo cho Mẹ. Đó là những lần tôi rất giận Ba và thương cho Mẹ, thương cho thân phận những người phụ nữ luôn hi sinh vì chồng vì con.

  Rồi khi Ba có tình nhân mới, Mẹ lại là người phải an ủi cho hai đứa con của mình trong khi chính bà là người đau khổ nhất. Khi nhìn các con khóc bà đau lòng gấp bội phần, cứ tự trách bản thân không giữ được hạnh phúc gia đình mà không căm hận vì mình hi sinh vì chồng vì con quá nhiều nhưng chồng lại không tôn trọng. Những lúc đấy, tôi có thể học ở Mẹ cái sự vị tha, tình yêu thương, hi sinh thầm lặng của Mẹ. 

  Phải mất một thời gian rất lâu tôi mới có thể nguôi ngoai được cái ngày định mệnh đó, đêm Giáng sinh 24/12/2016, ngày mà tan vỡ gia đình thật sự. Đó là cái ngày Ba bảo hai anh em tôi không phải là con của Ba, câu nói đó khiến tôi cảm thấy đau lắm và giận Ba, khi mà ngày bé lúc nào tôi cũng theo Ba, thương Ba, luôn quấn quít bên Ba nhiều hơn, Ba đi công tác xa là đêm đó tôi khóc, gọi đòi Ba về cho đến khi mệt lã người và ngủ đi. Vậy mà không ngờ đến một ngày Ba lại bảo tôi không phải con của ông, tệ hơn là khi ông bảo "không có tao Mẹ con mày cạp đất mà ăn". Câu nói mà cho đến ngày hôm nay nó vẫn trong tim tôi, như một vết dao đâm sâu vào ngực, nó là một sự xúc phạm rất lớn đối với Mẹ con tôi. 

  Suốt cả khoảng thời gian về sau, khi một mình Mẹ là trụ cột trong gia đình, dù là không khá giả những Mẹ luôn cho con cái đủ đầy. Một mình Mẹ phải đảm nhận cả việc làm Ba và làm Mẹ, Mẹ gánh vác tất cả từ công việc nhà,tiền nong tiêu xài cho gia đình. Đó là những đồng tiền Mẹ phải cơ cực bán buôn nặng nhọc, tích góp và vay mượn cùng khắp để có tiền để trang trải cuộc sống cũng như lo cho các con ăn học, không để con cái thua thiệt bạn bè. Mẹ tôi lại dạy tôi cách phải sống mạnh mẽ, dạy cho tôi những công việc cần làm để khẳng định là một người phụ nữ không phụ thuộc vào đàn ông.

Mẹ tôi luôn là tấm gương cho tôi, bởi một bản lĩnh phi thường của Mẹ, bởi những điều giản đơn của Mẹ, âm thầm nhưng luôn hướng về con cái, bất kể khi nào con cái cần, Mẹ đều ở bên cạnh, động viên và tạo mọi điều kiện để con cái có thể tự tin thể hiện bản thân. Chỉ cần các con ngoan ngoãn, hạnh phúc, bình yên thì đó là sự hài lòng của Mẹ. Đối với Mẹ, Mẹ không khá giả để cho các con vật chất, nhưng Mẹ luôn mang cho tôi một sự vững chắc về tinh thần, Mẹ dành cho con sự thương yêu, nhẹ nhàng và sâu sắc trong từng lời dạy của Mẹ. Mẹ luôn là nguồn động lực lớn nhất trong lòng tôi, Mẹ luôn thấu hiểu từng cảm xúc trọng tôi, bất kể khi nào tôi chùn bước, chỉ cần được nghe Mẹ sẻ chia thì mọi việc trong tôi đều cảm thấy dễ chịu hơn.

  Cho đến nay, đúng 5 năm gia đình tan vỡ, đôi lúc tôi cũng chợt cảm thấy mình cô đơn, khóc vì nhớ Ba, vì thèm được gọi tiếng gọi thiêng liêng ấy một lần, thèm được có bữa ăn gia đình đầm ấm, thèm được nghe Ba dạy những lẽ đời. Những lúc ấy chỉ biết khóc như một đứa trẻ rồi lại tự nguôi ngoai, rồi lại tự động viên bản thân, nghĩ lại về những hi sinh thầm lặng của Mẹ suốt khoảng thời gian đó, tôi lại tự cười bản thân sao mà yếu đuối quá, không như Mẹ tôi suốt 10 năm qua gồng mình lo cho con cái, cơ cực, buồn tủi thế nào cũng không khóc. 

  13 tuổi, tôi là một cô gái mạnh mẽ, và đôi lúc cũng thầm cảm ơn cái bất hạnh của gia đình đã khiến tôi thay đổi bản thân rất nhiều. Tôi luôn tự quyết đoán, có lẽ không còn áp lực nào có thể làm tôi chùn bước. Khi những áp lực học hành và những hoạch định tương lai phía trước, tôi đều tự có thể từ tốn ngồi lại, cùng Mẹ giải quyết tất cả vấn đề một cách dễ dàng hơn. Có lẽ, bạn bè ai cũng thấy tôi như một thằng con trai, vì cá tính mạnh mẽ của mình, nhưng tôi vẫn chỉ mong tôi là đứa con gái bé nhỏ trong lòng Mẹ, để luôn được Mẹ chở che, yêu thương. Và Mẹ tôi luôn là như thế, luôn yêu thương và sống vì con cái, không một đòn roi nào răn đe mà chỉ dạy bằng lời nói, bằng ánh mắt thương yêu và đồng cảm của Mẹ.

  Đúng là trên đời này, khi mất đi thứ gì đó trong cuộc đời thì Ông Trời sẽ cho ta lại một điều khác, chỉ cần ta biết chấp nhận và đón nhận những cái mới, xây dựng từ chính bản lĩnh cá nhân thì sẽ không có gì gọi là bất hạnh. Sống là phải cho đi, hạnh phúc là phải tự dựng xây và không được phụ thuộc vào bất kì ai, bất kì điều gì trong cuộc sống, bởi biết đâu một ngày mình mất đi, chơi vơi không tìm được cách giải quyết sẽ rất tồi tệ. Chỉ cần ta nhìn nhận đời một cách khách quan hơn, yêu thương và trân trọng cuộc sống từng ngày và nổ lực hết mình vì bản thân, vì gia đình và giúp ích cho đời bằng những gì ta có. Đó là động lực, là nguồn truyền cảm hứng sống cho nhau tốt nhất trong cuộc đời này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k