Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về cơ sở hình thành tình đồng chí trong thời kì kháng chiến chống Pháp

Hãy viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về cơ sở hình thành tình đồng chí trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đoạn văn sử dụng phép thế và một câu có khởi ngữ (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép).
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.492
2
0
Phùng Minh Phương
17/11/2021 14:34:53
+5đ tặng

Lí giải về cơ sở hình thành tình đông chí, bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu đã đưa ra những lí do vô cùng thuyết phục mà chân thực. Những người lính đã gặp nhau, dựa trên những sự tương đồng mà trở thành tri kỉ, thành đồng đội gắn bó keo sơn. Vốn ban đầu, họ là những người xa lạ, ở nhiều phương trời khác nhau và chưa một lần gặp mặt. Giờ đây, cuộc kháng chiến của dân tộc đã khiến họ gặp nhau và trở thành thân thiết, rồi trở thành đồng chí. Vì giữa họ có nhiều điểm chung. 

 "Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!"

Trước hết,  họ cùng chung hoàn cảnh xuất thân: Đều là những người nông dân đến từ những miền quê nghèo khó, lam lũ. Họ vốn quen với cuốc cày hơn là khói lửa, binh đao. Thứ hai,họ cùng chung nhiệm vụ “ Súng bên súng”, chung lý tưởng “ Đầu sát bên đầu”. Họ cầm súng để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên. Chính nhiệm vụ cao cả đã gắn kết “anh” và “ Tôi” trong một đội ngũ để trở thành đồng chí, đồng đội thân thiết. Sự gặp gỡ của họ là tự nhiên, là tất yếu, do cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc tạo ra. Những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của những tháng năm chống pháp vô hình chung đã trở thành sợi dây gắn kết họ. Những “Đêm rét chung chăn” đã tạo nên tình tri kỷ, đồng cảm, thân thiết với nhau đến tận cùng. Đặc biệt, sưc nặng của đoạn thơ đặt vào dòng thơ thứ 7. Hai tiếng "đồng chí" vang lên thật nhẹ nhàn, giản dị mà ẩn chứa, sâu sắc. Sự đặc biệt ấy gợi cho ngắn gọn, chỉ có 2 tiếng tạo thành một câu cảm thán đặc biệt. Câu thơ vang lên ngắn gọn như một nhận thức, một khám  phá, một khẳng định về tình đồng chí thiêng liêng. Câu thơ chất chứa, dồn nén yêu thương, tự hào , biết ơn khi nhà thơ đã nhận thức được bản chất cốt lõi của tình đồng chí. Câu thơ khép lại ý đoạn thơ trên, đồng thời mở ra một chân trời.

- phép thế: Những người lính- họ

- khởi ngữ: Lí giải về cơ sở hình thành tình đông chí

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
milo dầm
17/11/2021 14:45:12
+4đ tặng
Đoạn 1 trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính.Những người lính xuất thân từ nông dân vốn xa lạ chẳng hề quen biết nhau nhưng điều làm cho mọi người dễ xích lại gần nhau hơn là câu chuyện “Quê hương”. “Quê hương anh” và “làng tôi” cách gọi chứa đựng bao tình cảm gắn bó thiết tha. Câu thơ gợi nhiều hơn tả qua thành ngữ: “nước mặn đồng chua” khiến người đọc liên tưởng tới 1 vùng chiêm chũng quanh năm lũ lụt. Cuộc sống ở nơi đây thật gieo neo, cơ cực; còn làng tôi thì “đất cày lên sỏi đá”. Ở vùng trung du đồi núi đá sỏi cây cằn, con người phải đổ bát mồ hoi để lấy bát cơm. Chỉ với 2 câu thơ tác giả đã nêu rõ thành phần xuất thân của những người chiến sĩ. Họ đều xuất thân từ nông dân, ra đi từ những miền quê nghèo. 2 câu thơ vừa như đôi nhau, vừa song hành thể hiện tình cảm của những người lính. Họ từ những miền quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho tổ quốc. Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng đồng điệu trong nhịp đập trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ nảy nở 1 thứ tình cảm cao đẹp: tình đồng chí. Từ đó, ta thấy  tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là 1 sự gắn kết trọn vẹn về cả lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả - chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc. Phép điệp từ “súng”, “đầu”, “bên” tạo âm điệu chắc khỏe nhấn mạnh sự gắn kết cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.Tình đồng chí còn được nảy nở và trở nên bền chặt hơn trong sự chan hòa chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn được tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Cả 7 câu thơ chỉ có duy nhất 1 từ chung nhưng bao hàm ý nghĩa: chung cảnh ngộ, chung giai cấp xuất thân, chung chí hướng khát vong và mục đích chiến đấu. Dòng thơ thứ 7 của bài thơ chỉ có 1 từ “đồng chí” với 1 dấu chấm than. Nó tạo sự ngắt nhịp đột ngột như dồn nén chất chứa, bật ra thật thân thiết và thiêng liêng như tiếng gọi tha thiết của đồng đội.Vang lên như một phát hiện, 1 lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong trái tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của tình cảm CM mới mẻ chỉ có ở thời đại mới. Như một bản lề gắn kết đoạn 1 và đoạn 2 của bài thơ. Lời thơ biểu hiện cụ thể, cảm động về tình đồng chí, sức mạnh và vẻ đẹp của tình cảm ấytrong cuộc đời người lính.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×