Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya", đoạn văn có sử dụng từ láy

Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya". Đoạn văn có sử dụng từ láy, từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa. Gạch chân và chú thích rõ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
639
2
0
Chức Nguyễn Văn
18/11/2021 20:33:13
+5đ tặng
Hai câu thơ đầu của bài cảnh khuya tả cảnh khuya nơi rừng núi Việt Bắc trang càng về đêm càng sáng ánh trăng lan tỏa bao phủ khắp mặt đất đêm vắng tiếng suối nghe càng rõ tiếng suối chảy Em đềm nghe trong thì dầm từ sa vọng đến cảm nhận của bác thật tinh tế nheo suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xoa dịu em vang vọng khoan nhạc Như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng đó là nghệ thuật lấy động tả Tĩnh tiếng suối thì dầm em mà vắng lặng trong đêm chiến khu Việt Bắc tiếng suối và tiếng hát là lẽ tinh tế gợi núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hoàng Bảo Thiên
18/11/2021 20:42:52
+4đ tặng
Lời giải: Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa...
Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp "đua nhau" hoạt động. Nên từ "nghe xa", ta đã được "nhìn gần" để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu:
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa...
Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.
Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.
Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ...
Rất may, có một người chưa ngủ đã "nhìn" thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng "người chưa ngủ" không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà.
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào... Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.
Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng.
Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×